Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý quan tâm những gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu?
Giai đoạn 3 tháng đầu này là giai đoạn cực nhạy cảm đối với các mẹ bầu, xem ngay những điều dưới đây để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé!
Thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu khi mang thai 3 tháng đầu?
Ba tháng đầu thai kỳ là quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ của thai nhi, thai nhi luôn cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn.
Tuy nhiên với nhiều mẹ, có thể bị sụt cân do các triệu chứng ốm nghén gây ra khiến các mẹ không ăn uống được gì.
Mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên cố gắng bổ sung từ 10-18g protein mỗi ngày, tương ứng với 50-100gr thịt, cá hoặc uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày.
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu như: chất sắt, acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ, thường có trong các loại rau có màu xanh thẫm và vitamin B12, vitamin C giúp thai nhi phát triển xương sụn, giúp bánh nhau bền chắc.
Các dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển tốt khi mang thai 3 tháng đầu
Khó tiêu, ợ nóng
Dấu hiệu này cho thấy hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể mẹ bầu khi mang thai.
Cơ thể bị đau nhức
Khi thai nhi lớn lên từng ngày, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Các mẹ hãy yên tâm vì đây là triệu chứng bình thường khi mang thai 3 tháng đầu.
Cân nặng tăng dần đều
Chắc chắn một điều khi mang thai mẹ bầu sẽ tăng cân, với mức tăng trong khoảng 0.5kg mỗi lần tăng thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là dấu hiệu bình thường và trong giới hạn cho phép khi mang thai 3 tháng đầu.
Ốm nghén
Theo chuyên gia khẳng định, ốm nghén là tình trạng chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích cần có để cho thai nhi phát triển.
Huyết áp và lượng đường ổn định
Huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định thì mẹ bầu có thể yên tâm là tránh xa các tình trạng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng thì có sao không?
Theo các chuyên gia, tình trạng này được chia làm 2 trường hợp: đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm.
Mang thai 3 tháng đầu nếu các chị em gặp chứng đau bụng lâm râm thì đây là biểu hiện cho việc trứng đang làm tổ, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng nhé.
Tháng đầu trong thai kỳ, bụng của mẹ bầu thường có cảm giác căng tức, đặc biệt là bị đau bụng dưới, hiện tượng này là do thai đang tìm cách để bám vào tử cung.
Khi thai nhi lớn hơn một chút thì cảm giác đau bụng là do căng cơ và căng dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung.
Khi mới mang thai đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu các mẹ sẽ bị vài cơn đau bụng nhưng không gây ảnh hưởng nguy hiểm.
- Tuy nhiên, khi mang thai 3 tháng đầu mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng bất thường như:
- Cơn đau bụng đau dữ dội và lan khắp vùng bụng, hiện tượng này có nguy cơ mang thai ngoài dạ con.
- Nếu cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt mạnh kèm theo hiện tượng ra huyết thì rất có thể đây là triệu chứng sảy thai.
- Nếu mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con thì đây là những triệu chứng dọa sinh non.
- Nếu mẹ bầu có các triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa khi mang thai 3 tháng đầu thì rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.
Các mẹ nên đến bệnh viện nhanh nhất có thể để có biện pháp xử lý kịp tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Vóc dáng mẹ bầu sẽ thay đổi thế nào khi mang thai 3 tháng đầu?
Vùng bụng sẽ to ra từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ.
Ngực của mẹ bầu cũng tăng kích thước, quầng vú xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và bắt đầu thường xuyên bị rỉ ra.
Cơ thể bắt đầu tăng cân: Trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng sẽ tăng ít hơn những tháng tiếp theo của thai kỳ
Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng đầu?
Khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu thường sẽ xuất hiện nhiều tâm trạng khác nhau từ vui vẻ đến lo lắng. Tâm lý bất ổn này là do trong ba tháng đầu của thai kỳ các mẹ sẽ thường xuyên mỏi mệt về thể chất.
Sự thay đổi hormone đó khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, cũng như thường xuyên lo lắng…
3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng, vì thế các mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý quan tâm đến vấn đề sức khỏe, những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng cần chú ý lưu tâm để chuẩn bị bước tiếp giai đoạn tiếp theo trong hành trình mang thai của mình.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.