Tăng huyết áp được biết tới là một trong những “sát thủ thầm lặng” bởi những triệu chứng của bệnh thường rất phổ biến và mờ nhạt. Và thế trong âm thầm nó đã cướp đi tính mạng của biết bao nhiêu bệnh nhân trong khi họ vẫn không biết mình mắc bệnh.
Huyết áp là gì
Huyết áp là hiện tượng áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và thường được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp thường có hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu được thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp đưa máu lưu thông. Thường sẽ man chỉ số cao do áp lực đưa máu lưu thông.
- Huyết áp tâm trương được thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được nghỉ giữa hai lần co bóp. Lúc này áp lực thấp hơn nên chỉ số cũng sẽ thấp hơn.
Tăng huyết áp là gì
Để biết có bị tăng huyết áp không thì cần sử dụng phương pháp đo huyết áp và tăng huyết áp xác định khi huyết áp tâm thu (lớn hơn hoặc bằng) ≥ 140 mmHg huyết áp tâm trương (lớn hơn hoặc bằng) ≥ 90 mmHg.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới, tỉ lệ người mắc chứng tăng huyết áp trung bình gần đến 20%. Và một thống kê tại Mỹ bởi CDC cho thấy nước Mỹ có khoảng 1/4 dân số mắc bệnh tăng huyết áp và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi.
Triệu chứng thường gặp của chứng tăng huyết áp
Trên thực tế các triệu chứng của cao huyết áp đều không quá rõ ràng, mờ nhạt. Hầu hết các bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh tình đã tiến triển đến hồi khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thường ngày thường xuất hiện như đau đầu, chảy máu cam, khó thở.
Cao huyết áp còn thường được gọi với cái tên “kẻ giết người thầm lặng” bởi những triệu chứng đều không rõ ràng và hầu hết thường không xảy ra cho đến khi bệnh tình đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể xuất hiện một cách đột ngột, tước đi tính mạng của biết bao nhiêu người chỉ trong cái chớp mắt.
Những mối nguy hiểm của cơn tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim mất bù, rung nhĩ, suy tim…
- Biến chứng ở não: suy giảm trí nhớ, xuất huyết não, nhồi máu não,…
- Biến chứng ở thận: suy thận nhiều mức độ, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị ghép thận hoặc chạy thận định kỳ.
- Biến đổi mạch máu đáy mắt do huyết áp cao, gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
- Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi di chuyển, nghiêm trọng hơn là gây loét, hoại tử phải cắt chi.
- Rối loạn cương dương: thường gặp nếu có kèm đái tháo đường, hút thuốc lá.
Cách thức điều trị tăng huyết áp
Điều trị bệnh tăng huyết áp cần phối hợp giữa điều chỉnh lối sống điều độ kết hợp với thuốc hạ huyết áp. Mức huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg có thể thấp hơn tùy theo bệnh lý hoặc đặc điểm riêng từng người.
- Điều chỉnh lối sống: tập thể dục, thay đổi chế độ ăn (giảm muối, giảm mỡ béo), bỏ các thuốc gây cao huyết áp (thuốc kháng viêm, giảm đau nhức), giảm cân, thư giãn.
- Thăm khám và sử dụng thuốc theo sự thăm khám, kê đơn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị, điều người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Nếu nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc hoặc sự không phù hợp của thuốc đối với cơ thể, hãy trao đổi lại với bác sĩ để tìm hiểu lý do và điều chỉnh đơn thuốc thích hợp.
Để điều trị huyết áp hiệu quả, người bệnh cần trang bị các thiết bị đo huyết áp cá nhân để tự kiểm tra huyết áp bản thân tại nhà. Để nắm rõ tình hình bệnh tình cá nhân, nhằm việc điều chỉnh đơn thuốc cùng lối sống phù hợp . Nếu lo ngại về chỉ số huyết áp của mình, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để can thiệp kịp thời.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.