Tuần thứ 22 được xem là thời gian quan trọng đối với cả bé và mẹ. Vậy ở giai đoạn tuần thứ 22 này, bé đã phát triển ra sao? Cơ thể mẹ khi đang mang thai 22 tuần có những thay đổi như thế nào? Các thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc trên, từ đó có những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh.
1. Những điểm khác thường ở mẹ khi mang thai 22 tuần.
Tùy vào từng thời điểm nhất định, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi nhất định và cụ thể như sau:
- Cân nặng người mẹ tăng một cách nhanh chóng, tay, phần mông và đùi mẹ trở nên đầy đặn hơn so với hồi trước. Lúc này cơ thể mẹ đang tích trữ dinh dưỡng và năng lượng cho bé. Tuy nhiên mẹ cần chú ý đảm bảo sức khỏe cho bé và bản thân, theo dõi cân năng trong mức độ cho phép, tránh tình trạng để cơ thể béo phì.
- Khi mang thai ở tuần 22 tuyến nước bọt hoạt động quá mức dẫn đến mẹ có thể nuốt nucớ bọt thường xuyên hơn bình thường. Nếu gây khó chịu hãy thử ngậm kẹo bạc hà và nhai cao su.
- Cánh tay, đùi, hông xuất hiện những vết rạn , nguyên nhân chủ yếu do sự kéo dài và xé rách sợi collagen vùng da theo sự tăng trưởng cơ thể.
- Tuy nhiên, hiện tượng mà đa số các mẹ đều gặp là việc sưng phù ở mắt cá, bàn chân, bắp cá chân khi bước qua kỳ thứ 22. Đây gọi là dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai ở phụ nữ. Bạn cần tới bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế để chẩn đoán một cách chính xác nhất.
- Ngoài các dấu hiệu kể trên, mẹ cũng sẽ gặp nhiều tình trạng khác như khó ngủ, mệt mỏi, nghẹt mũi,… Mẹ sẽ có sự thay đổi về tâm lý như liên tục cáu giận hơn, vui mừng, lo lắng.
- Khi mang thai 22 tuần, thai máy (tức là cái cử động của thai nhi) biểu hiện rõ ràng hơn giúp mẹ dễ dàng cảm nhận được những cú vươn vai và đạp của bé. Tối đa giữa những lần cử động của bé là 50-75 phút.
2. Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong kỳ thai tuần 22
Tuần thai này là thời điểm để bé phát triển nhanh chóng và liên tục, dần hình thành các chức năng ở trong cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên:
- Khám thai định kỳ và chuẩn đoán dị tật bẩm sinh bằng cách siêu âm. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay đến bác sĩ.
- Kiểm soát lượng đường vào cơ thể nhằm hạn chế tiểu đường cho thai nhi. Thực hiện kiểm tra sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tiểu đường đối với thai nhi.
- Hạn chế những đồ ăn cay nóng, không tốt cho cơ thể và duy trì một chế độ hợp lí. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hoạt động vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ,… Mẹ bầu có thể tham khảo thêm khóa học làm mẹ để chuẩn bị tâm lí một cách tốt nhất trước khi chào đón bé.
Mang thai là quá trình hết sức quan trọng và nhạy cảm. Do đó, mẹ nên tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thai 22 tuần. Đặc biệt, không quên thăm khắm thai đều đặn và kiểm tra tình trạn sức khỏe của bé trong từng giai đoạn. Chúc bé và mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay Điều cần tránh cho bà bầu
Bạn nên xem Những điều bà bầu nên biết
Đừng bỏ lỡ Dấu hiệu nhận biết khi mang thai
Nội dung đáng chú ý Thức ăn tốt cho bà bầu
Bài viết hữu ích Thực phẩm tốt cho bà bầu
Đáng chú ý Những thực phẩm bà bầu nên ăn
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.