Đái tháo đường là một trong những loại bệnh gây ra không ít trở ngại cho mọi người. Những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không ít đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vậy đái tháo đường là gì? nguyên nhân từ đâu? hãy cùng chúng tôi tham khảo qua nhé.
Đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là những rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, có biểu hiện gia tăng glucose huyết do khuyết tật ở sản xuất insulin hay ảnh hưởng của insulin đến cả hai. Việc gia tăng glucose mạn tính trong thời gian kéo dài gây nên sự rối loạn chức năng chuyển hoá carbohydrate, protide, lipide, thậm chí có tổn thương ở một số cơ quan khác nhau, nhất là hệ thống tim và mạch máu, thận, não, da.
Phân loại đái tháo đường gồm:
Đái tháo đường type 1 (do tổn thương tế bào beta tuỵ, dẫn đến thiếu hụt insulin toàn phần) .
Đái tháo đường type 2 (do suy giảm chức năng của tế bào beta tuỵ phát triển trên nền tảng kháng insulin) .
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được phát hiện ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ mà không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó) .
Nguyên nhân gây đái tháo đường.
1. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tuỵ bị tổn thương nên người ta không còn hoặc mất quá ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1 A) , khi hệ miễn dịch tấn công nhầm sẽ tiêu diệt những tế bào sản sinh insulin có trong tuyến tuỵ, khiến bệnh nhân không có hoặc có đủ insulin, dẫn đến lượng glucose tích tụ trong máu thay vì vận chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1 B) .
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tiểu đường tuýp 1 hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số các trường hợp mắc đều cho thấy, khi thành viên trong gia đình bị bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Hoặc do yếu tố di truyền, phơi nhiễm với nhiều loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 cũng cần được xác định rõ ràng, nhiều trường hợp phát hiện bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên quan mật thiết với bệnh, nhưng nên phân biệt không phải ai dư cân cũng đều bị bệnh tiểu đường type 2.
Một số yếu tố nguy cơ khác liên quan với tiểu đường type 2 gồm:
Tiền sử bản thân có bố mẹ, anh chị em ruột, con bị bệnh tiểu đường.
Tiền sử bản thân cũng bị tiểu đường thai kỳ.
Tiền sử bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch
Tăng huyết áp.
Ít hoạt động thể thao
Thừa cân, béo phì.
Bị rối loạn chuyển hoá đường hay tăng huyết áp đói
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa giáp
- Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormone để duy trì thai kì. Những kích thích này sẽ làm các tế bào có sự đề kháng insulin. Bình thường, tuyến tuỵ sẽ sản xuất ra insulin để vượt qua sự đề kháng trên, nhưng nhiều trường hợp tuyến tuỵ không tiết đủ lượng insulin cần thiết nên lượng glucose hấp thụ vào cơ thể thấp khiến lượng đường lưu lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ mang thai bị dư cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được xác định là không dung nạp glucose cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Khát nước và mất nước nhanh:
Triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với triệu chứng khát và mất nhiều nước hay thiếu nước.
- Đi tiểu nhiều hơn và lượng nước tiểu tăng cao:
Nếu bạn đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu cao hơn bình thường, chất lượng nước tiểu tốt, tiểu không gắt buốt. .. đó là triệu chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường.
- Mệt mỏi thường xuyên, sức khoẻ kém:
Trong giai đoạn bị bệnh đái tháo đường, lượng glucose dư thừa sẽ lưu thông trong cơ thể bạn. Nhưng khi thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển thành năng lượng nuôi bạn. Mặt khác, vì mất nhiều năng lượng do thải glucose theo đường nước tiểu mà dẫn đến tình trạng căng thẳng quá mức của tinh thần, suy nhược.
- Ăn nhiều nhưng sụt cân:
Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không dùng để chuyển hoá năng lượng nữa thì chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo thành năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến giảm cân nhanh. Người bệnh ăn nhiều, ngủ nhiều, làm việc quá sức, cho nên gầy sút cân nhanh chóng.
- Tầm nhìn suy giảm:
Thị lực của bạn không được rõ như trước đây, hình ảnh mờ dần, nhìn không rõ. Bạn cần phải đi khám sức khoẻ và xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường liên quan đến mạch máu võng mạc.
- Viêm nướu:
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm, làm cho cơ thể mỏng hơn và không chống lại được. Khi đó, lợi sẽ là nơi bị tổn thương nặng nhất, viêm lưỡi, viêm xoang, nhiễm trùng. .. thường xuyên.
Hãy theo dõi húng tôi đễ được biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe của mình bạn nhé!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.