Luật Kinh Doanh là gì? Luật Kinh doanh và luật Kinh tế có giống nhau không?
Những thuật ngữ như luật kinh doanh, luật kinh tế khiến nhiều người khó phân biệt được với nhau. Do đó, để có thể hiểu đúng được nội hàm của những thuật ngữ này thì chúng ta cần tìm hiểu cả về định nghĩa, phạm vi, đặc điểm liên quan.
Những thuật ngữ như luật kinh doanh, luật kinh tế khiến nhiều người khó phân biệt được với nhau. Do đó, để có thể hiểu đúng được nội hàm của những thuật ngữ này thì chúng ta cần tìm hiểu cả về định nghĩa, phạm vi, đặc điểm liên quan
Luật kinh doanh là gì?
Ở Việt Nam, ”Luật kinh doanh” hay “Pháp luật kinh doanh” được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học. Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh ”Luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh“. Nội dung của kinh doanh gồm bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh doanh; pháp luật về vỡ nợ, phá sản; pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh.
Luật kinh doanh và luật kinh tế có giống nhau không?
Khái niệm luật kinh tế
Theo quan điểm trước đây Luật kinh tế là ngành luật riêng biệt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, luật kinh tế được hiểu là ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam.
Trong hoạt động kinh tế hiện nay, chủ thể kinh doanh không chỉ là các tổ chức kinh tế XHCN mà có nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác cùng tham gia kinh doanh bình đẳng. Các chủ thể kinh doanh được tự do chọn lựa ngành nghề kinh doanh nhằm mục tiêu kiếm lời trong sự quản lý của Nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà nước.
Vì vậy khái niệm luật kinh tế ngày nay: Ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế
– Đối tượng điều chỉnh:
Mỗi ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động của luật, bao gồm các nhóm quan hệ sau đây:
Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về kinh tế với các chủ thể kinh tế: Nhóm quan hệ này thể hiện sự quản lý kinh tế của Nhà nước, khi các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Các chủ thể trong mối quan hệ này không bình đẳng về mặt pháp lý, các chủ thể bị quản lý phải phục tùng mệnh lệnh, ý chí của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
– Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận bình đẳng.
+ Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể kinh doanh. Cách thức tác động của luật cho thấy vị trí bất bình đẳng giữa bên quản lý và bên bị quản lý, bên bị quản lý buộc phải thực hiện ý chí của cơ quan quản lý đã thể hiện tính chất phục tùng mệnh lệnh.
+ Phương pháp thỏa thuận bình đẳng: Phương pháp thỏa thuận bình đẳng được sử dụng điều chỉnh các nhóm quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh hoặc quan hệ phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền tự quyết của các chủ thể kinh doanh trong môi trường kinh doanh.
Với những trình bày trên đây chúng ta có thể thấy, ở phương diện nào đó, luật kinh tế và luật kinh doanh được sử dụng như những khái niệm cùng loại – đều là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hoặc kinh doanh tại quốc gia nào đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động nói trên mà trong nội dung của chúng cũng có những điểm khác nhau.
https://luatduonggia.vn/luat-kinh-doanh-la-gi-luat-kinh-doanh-va-luat-kinh-te-co-giong-nhau-khong/
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.