Độ tuổi kết hôn rơi vào khoảng nào?
Kết hôn là việc nam nữ yêu thương và quyết định đi đến mối quan hệ vợ chồng và được pháp luật, xã hội thừa nhận. Việc kết hôn phải thỏa mãn các điều kiện: độ tuổi kết hôn, nam nữ phải đạt một độ tuổi nhất định thì mới đủ điều kiện kết hôn. Vấn đề về độ tuổi kết hôn đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời nhằm bổ sung những điểm thiếu sót của Luật để hoàn thiện hơn so với luật cũ, so với Luật năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới đáng chú ý, đặc biệt là về độ tuổi kết hôn. Cùng mình tìm hiểu kĩ về độ tuổi kết hôn của nam và nữ theo bài viết dưới đây nhé.
Một số vấn đề về kết hôn và độ tuổi kết hôn
Khái niệm tuổi kết hôn
Theo định nghĩa của Từ điển luật học thì tuổi kết hôn là “độ tuổi pháp luật quy định cho phép nam nữ được quyền kết hôn”. Tuổi kết hôn có nghĩa là tuổi mà một người được phép lấy chồng, lấy vợ cũng như quyền làm cha, mẹ. Độ tuổi kết hôn ở mỗi nước được quy định khác nhau, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn ở nhiều quốc gia là 18 tuổi, tuy nhiên nhiều nước quy định độ tuổi được phép kết hôn sớm hơn.
Ở Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn thì nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên thì được kết hôn.
Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung nước ta với nhiều vùng nông thôn và dân tộc thiểu số, ở các vùng miền này tỉ lệ nam nữ kết hôn sớm hơn so với các khu đô thị, thành phố. Theo số liệu thống kê, khảo sát cho thấy ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số tỉ lệ kết hôn dưới tuổi luật quy định đang còn chiếm tỉ lệ cao. Hiện nay độ tuổi kết hôn trung bình của nữ là từ 16 đến 18, nam từ 18 đến 21 tuổi, ở độ tuổi này nam nữ kết hôn chiếm 50%. Do đó vấn đề độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam nữ cần xem xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về các phong tục tập quán ở các vùng miền. Về vấn đề này có nhiều quan điểm cho rằng nên hạ thấp tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ cho phù hợp với tập quán ở các vùng miền và tránh nạn tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số.
Cơ sở khoa học
- Phương diện phát triển về sinh lý: Như chúng ta đã biết một trong những chức năng quan trọng của gia đình là duy trì nòi giống, theo nghiên cứu khoa học cho thấy thì nam từ 16 tuổi nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản, dân gian ta cũng có câu “nữ thập tam, nam thập lục” để chỉ đến vấn đề độ tuổi của nam và nữ có khả năng sinh đẻ. Tuy nhiên đây chỉ là tuổi chứng minh được nam nữ đã có khả năng sinh đẻ, còn để đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ khi sinh ra cũng như sức khỏe của cả người mẹ và người bố thì độ tuổi sinh đẻ của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Những cặp nam, nữ sinh con trước tuổi kết hôn thì những đứa trẻ sinh ra trong những trường hợp này mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, sức đề kháng yếu, bản thân người mẹ sinh con trong giai đoạn dưới tuổi kết hôn thì sức khỏe cũng không được đảm bảo…
- Phương diện tâm lý: Khi nam nữ đã đạt độ tuổi trưởng thành, về cơ bản suy nghĩ đã chín chắn, hạn chế được sự bồng bột nhất thời, nghiêm túc trong hành động và có những quyết định đúng đắn trong kết hôn. Nam ở độ tuổi đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi được coi về cơ bản đã phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và sức khỏe, khi đó hai bên nam nữ có thể lựa chọn và quyết định việc kết hôn. Hơn nữa ở độ tuổi này hai bên nam, nữ về cơ bản đã tự tạo lập cuộc sống cho bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình, tự tạo lập cho mình cũng như cuộc sống gia đình mới.
Đánh giá tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân năm 2014
Ưu điểm
Luật 2014 ra đời đã có những quy định phù hợp hơn, khắc phục những điểm thiếu sót để hoàn thiện hơn. Trong đó Luật 2014 có quy định mới về độ tuổi kết hôn là đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ. Việc quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn là phù hợp với trình độ phát kinh tế và sự phát triển tâm sinh lý của nam nữ ở nước ta nhằm đảm bảo tính ổn định của gia đình, đồng thời xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc thì nam nữ kết hôn với nhau khi đã có suy nghĩ chín chắn, tránh sự bồng bột, thấy được vai trò quan trọng của kết hôn.
Đồng thời việc nâng tuổi kết hôn của nam và nữ lên như vậy phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của người Việt Nam, đối với sự phát triển sinh lý của người phụ nữ để đảm bảo thiên chức làm vợ làm mẹ thì khi đủ 18 tuổi trở lên đến dưới 35 tuổi sẽ tránh được những rủi ro về mang thai và sinh con. Qua những số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy trong thực tiễn việc thực hiện pháp luật về độ tuổi kết hôn có nhiều thành tựu đáng kể. Trong những năm gần đây người dân có xu hướng kết hôn muộn hơn và tuổi kết hôn trung bình ngày càng tăng, những biểu hiện của việc dân số kết hôn muộn là dấu hiệu tốt để tiến tới hạn chế và xóa bỏ nạn tảo hôn.
Nhược điểm
Việc nâng độ tuổi kết hôn đã không phù hợp với một số vùng địa phương, vùng dân tộc thiểu số, quy định nâng độ tuổi kết hôn lên như vậy sẽ gây ra vấn đề gia tăng nạn tảo hôn ở các vùng này. Không những ở các vùng dân tộc thiểu số mà ngay ở các tỉnh phát triển thì việc nâng độ tuổi kết hôn cũng làm hạn chế nhu cầu kết hôn.
Để tránh tình trạng nạn tảo hôn ngày càng da tăng đặc biệt là ở các vùng miền núi dân tộc thì chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho người dân. Đồng thời cần có sự can thệp của chính quyền địa phương đối với các trường hợp kết hôn không đủ điều kiện về độ tuổi một cách mạnh mẽ và quyết liệt, nếu có sự can thiệp quyết liệt xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, loại bỏ những phong tục lạc hậu trái pháp luật của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thì việc làm giảm nạn tảo hôn sẽ đạt được kết quả rất lớn.
Kết hôn và thành lập gia đình là vấn đề quan trọng không chỉ đối với mỗi người mà đối với toàn xã hội, xã hội muốn phát triển thì gia đình phải phát triển bền vững. Để đảm bảo cho gia đình và xã hội phát triển bền vững, thì khi đạt độ tuổi luật đinh nam nữ mới được quyền kết hôn lập gia đình theo nguyện vọng của mình. Quy định như vậy phù hợp với sự phát triển của tâm sinh lý người Việt Nam, đồng thời thống nhất với Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự, tránh những điểm mâu thuẫn với hai bộ luật này, đảm bảo quyền của người phụ nữ khi tham gia tố tụng theo độ tuổi luật định.
Phân tích và đánh giá độ tuổi kết hôn [Cập nhật 05/2022] (luatquanghuy.edu.vn)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.