Nguy cơ rối loạn lipid máu tăng cao ở những bệnh nhân đái tháo đường, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới biến chứng bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…
Bà Minh Sương (58 tuổi, ngụ Q. Tân Bình, TP.HCM) bị đái tháo đường từ hơn một năm trước. Cứ mỗi 6 tháng, bà lại đi tái khám, đo chỉ số đường huyết cũng như làm các xét nghiệm, cận lâm sàng để kiểm soát bệnh. Đầu tháng 6/2022, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám theo lịch hẹn thì bất ngờ phát hiện rối loạn lipid máu (mỡ máu) trên nền đái tháo đường. Nhờ phát hiện sớm, tình trạng bệnh của bà mới ở mức độ nhẹ nên có thể can thiệp hạ mỡ máu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt.
Một trường hợp khác, ông Vũ Tuân (72 tuổi, Bình Dương) có tiền sử đái tháo đường tuýp 2 hơn 10 năm nay. Cách đây 2 năm, ông được chẩn đoán rối loạn lipid máu với chỉ số LDL-C lên tới 290 mg/dL. Đáng nói là ông còn bị xơ vữa động mạch, có đoạn mạch liên thất trước hẹp tới 80%. Đây chính là hệ quả của tình trạng mỡ máu không được can thiệp kịp thời. Ông Tuân cần thực hiện phẫu thuật nong mạch vành để tránh tắc động mạch, đồng thời uống thuốc hạ cholesterol phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư – Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết: “Thực trạng bệnh nhân đái tháo đường được phát hiện rối loạn mỡ máu như bà Sương, ông Tuân không hiếm gặp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường có thể gây ra một tình trạng gọi là “rối loạn lipid máu do đái tháo đường”. Có tới 70% người bệnh đái tháo đường tuýp 2 bị rối loạn mỡ máu. Điều đó có nghĩa là mức đường huyết cao là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả cholesterol cao. Không chỉ vậy, ngay cả những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có lượng đường trong máu được kiểm soát tốt cũng có khả năng bị mỡ máu cao. Sự kết hợp giữa rối loạn lipid máu và đái tháo đường là nguyên nhân khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, bao gồm nhồi máu cơ tim cấp, cơn đau thắt ngực không ổn định, hội chứng động mạch vành mạn, nhồi máu não, hay bệnh động mạch ngoại biên chi dưới.
Vì sao người bệnh đái tháo đường có cholesterol cao?
Bác sĩ Anh Thư giải thích, cơ thể chúng ta sản xuất một loại hormone gọi là insulin. Insulin được sản sinh bên trong tuyến tụy, sau đó phân phối qua máu để làm giảm lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào giảm nhạy cảm với insulin hay còn gọi là tình trạng đề kháng insulin ngoại vi, dẫn tới tăng lượng đường trong máu.
Trong khi đó, cholesterol là một loại chất béo, do gan sản xuất, không tan được trong nước nên muốn di chuyển trong máu, nó phải được gắn với các phân tử lipoprotein. Cholesterol không phải hoàn toàn là một chất xấu. Nó là một trong những thành phần của màng tế bào trong cơ thể, nguyên liệu giúp tổng hợp acid mật và một số loại nội tiết tố. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol trong máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Có nhiều loại cholesterol khác nhau:
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) hoặc cholesterol “xấu”: Khi mức LDL-C trong máu quá cao, sẽ lắng đọng vào các thành động mạch, tạo mảng xơ vữa, từ đó gây hẹp và tắc nghẽn lòng mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch.
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) hoặc cholesterol “tốt”: HDL-C giúp vận chuyển cholesterol dư thừa từ mô, cơ quan và mạch máu về gan để chuyển hóa và thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy tăng HDL-C không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xơ vữa.
- Chất béo trung tính (Triglyceride): Đây là những chất béo từ thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày. Chúng lưu thông trong cơ thể, có thể được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Triglyceride không thực sự là một loại cholesterol, nhưng mức độ của chúng được đo cùng với HDL-C và LDL-C nhằm xác định khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch – căn nguyên của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi chi dưới.
Theo bác sĩ Anh Thư, người bị bệnh đái tháo đường có nhiều insulin trong máu, khiến mức LDL-C tăng cao. Ngoài ra, ở những bệnh nhân này, các hạt LDL-C nhỏ hơn và dày đặc hơn so với những người không mắc bệnh. Điều này tạo cơ hội cho hạt LDL-C xâm nhập vào thành mạch máu và tạo ra mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên thành động mạch. Bệnh đái tháo đường cũng là tác nhân làm tăng mức triglyceride trong máu.
Ngược lại, cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra những người có mức HDL-C thấp hoặc triglyceride cao có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn so với người có chỉ số cholesterol ổn định.
Điều trị mỡ máu ở người bệnh đái tháo đường
Bác sĩ Anh Thư khuyến cáo: “Những người bệnh đái tháo đường nhưng chưa mắc bệnh mạch vành, thường là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch xơ vữa. Do đó cố gắng duy trì mức LDL-C dưới ngưỡng 70 mg/dL. Đối với những ai bị cả bệnh lý đái tháo đường và mạch vành, là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ rất cao mắc bệnh tim mạch xơ vữa, nên đảm bảo mức LDL-C tối đa là 55 mg/dL”.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cholesterol. Nghiên cứu cho thấy ở những người tuân thủ thực đơn ăn uống có kiểm soát, giảm chất béo bão hòa và tăng cường thực phẩm lành mạnh, có thể làm giảm lượng LDL-C đáng kể.
“Một chế độ ăn thân thiện với người bệnh mỡ máu cao bao gồm các thực phẩm giàu chất xơ, ch
ẳng hạn như trái cây, rau củ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, những bệnh nhân đái tháo đường nên tránh các loại thực phẩm nhiều muối hoặc đường, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol xấu và chất béo bão hòa, như là thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán”, bác sĩ Anh Thư nhấn mạnh.
Song song với việc điều chỉnh thực đơn ăn uống, bác sĩ Anh Thư cũng khuyến nghị bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, và ít nhất 5 ngày/tuần. Các bài tập phù hợp với người bệnh là đạp xe, đi bộ nhanh, bơi lội, aerobic… Tập thể dục chính là biện pháp giúp giảm LDL-C và tăng HDL-C hiệu quả.
Cuối cùng, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh đái tháo đường nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Đồng thời, cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, chỉ số cholesterol và huyết áp. Điều này không chỉ giúp giảm cholesterol xấu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Đối với những người bị rối loạn lipid máu mức độ nặng, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị mỡ máu. Việc kê toa này dựa trên tiền sử sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có sự phối hợp chặt chẽ với chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, là địa chỉ tin cậy trong việc tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân đái tháo đường bị rối loạn mỡ máu hoặc gặp các biến chứng liên quan đến tim mạch. Trung tâm được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán toàn diện. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
https://tamanhhospital.vn/dai-thao-duong-de-bi-mo-mau-cao/
Có thể bạn quan tâm
- Bài đăng nhiều người xem tư thế nằm cho bà bầu…
- Bài viết tư thế nằm của bà bầu…
- Bài đăng bầu có được ăn nhãn không…
- Chủ đề bầu có được cắt tóc không…
- Bài post bầu đau bụng dưới…
- Nội dung bầu đau bụng dưới bên phải…
- Chủ đề nóng đau bụng bên trái khi mang thai…
- Hot search về đau bụng dưới khi mang thai…
- Không nên bỏ qua đau bụng trên khi mang thai…
- Đừng bỏ qua đau lâm râm bụng dưới…
- Tin được quan tâm đau lưng khi mang thai…
- Chủ đề đang hot đau ngực khi mang thai…
- Bài đăng nhiều người xem elevit trước khi mang thai…
- Bài viết khó thở khi mang thai…
- Bài đăng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ…
- Chủ đề thực đơn sau sinh…
- Bài post thai 13 tuần…
- Nội dung thai 37 tuần là mấy tháng…
- Chủ đề nóng thai 38 tuần bụng căng cứng…
- Hot search về có bầu uống nước dừa được không…
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.