Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn không được ăn vặt nữa. Chỉ cần vài lưu ý nhỏ là bạn sẽ được thỏa mãn cơn buồn miệng của mình mà không phải lo âu về tình trạng đường huyết tăng quá cao. Cùng điểm qua các thức ăn dành cho người tiểu đường qua bài viết dưới đây của Ngày Đầu Tiên nhé!
1. Sữa chua không đường
Sữa chua có thể là một chọn lựa cho bữa sáng giàu chất dinh dưỡng hoặc một món ăn vặt cho người tiểu đường vào buổi xế chiều. Một hũ sữa chua không đường 100mg chỉ chứa 68kcal và 5g carbohydrate và sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh Đái tháo đường. (1)
Bên cạnh đó, sữa chua có chứa probiotics, một loại vi khuẩn tốt đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, sữa chua có thể làm giảm mức độ kháng insulin trong cơ thể.
Đây thực sự là một món ăn vặt mang lại nhiều lợi ích trên cả mong đợi đối với người bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường).
Lưu ý gì khi dùng sữa chua?
Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói sẽ khiến men lactic dễ bị hủy hoại và làm mất tác dụng của sữa chua. Tốt nhất chỉ nên ăn sữa chua trong 1-2 giờ sau bữa ăn.
Không nên đun nóng sữa chua vì sẽ làm mất tác dụng hữu dụng và giảm hương vị của sữa chua.
2. Bắp rang
Bắp rang (Bỏng ngô) làm từ ngũ cốc nguyên hạt, được xem là khá tốt cho sức khỏe của người tiểu đường. Một cốc bắp rang (8 gram) chỉ chứa 31 calo. Chính vì vậy, bắp rang có thể giúp bạn cảm thấy no lâu mà không cần thêm nhiều calo (2).
Bên cạnh đó, bắp rang cung cấp 1 gam chất xơ trên mỗi khẩu phần (1 cốc 8g). Song song nó cũng chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất, như magiê, kali, vitamin A, phốt pho, kẽm, mangan, sắt và đồng. Những đặc tính bổ dưỡng này khiến bắp rang trở thành một loại thực phẩm “thân thiện” với bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm:
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường
- Bệnh nhân Đau thắt ngực cần lưu ý gì khi đi du lịch?
Tuy nhiên, đa số các loại bắp rang đóng gói sẵn đều chứa nhiều muối, chất béo chuyển hóa và các thành phần không lành mạnh khác. Do vậy, tốt nhất là bạn nên tự làm bắp rang tại nhà.
3. Bánh quy nguyên hạt
Những chiếc bánh quy giòn tan rất dễ dàng mang theo bên mình. Nhờ vậy bạn có thể sử dụng chúng bất kì lúc nào, đặc biệt trong tình trạng hạ đường huyết.
Tuy nhiên có nhiều loại bánh quy sử dụng tinh bột tinh luyện và thêm nhiều đường sẽ khiến đường huyết của bạn tăng cao.
Chính vì vậy, khi mua bánh quy, hãy đảm bảo rằng chúng được làm từ 100% ngũ cốc nguyên hạt (2).
4. Cacao nguyên chất
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhấm nháp một cốc ca cao nóng có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. (3).
Cacao thực sự có tác dụng hữu ích đối với quá trình oxy hóa LDL, chống kết tập tiểu cầu, nhạy cảm với insulin, cải thiện chức năng nội mô và huyết áp vì sự hiện diện của flavanol – hợp chất được tìm thấy trong ca cao.
Cacao là thành phần chính của sô cô la. Do vậy, để tận hưởng hoàn toàn lợi ích từ món ăn này mà không gây tăng đường huyết, bạn nên chọn sô cô la đen thay vì sô cô la sữa để hạn chế phần đường béo được trộn thêm và tăng tỉ lệ flavanol.
5. Salad trộn
Nếu bạn cảm thấy đói trước bữa ăn chính, một phần salad nhiều rau xanh kết hợp với đậu đen sẽ là một lựa chọn lí tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Đậu đen rất giàu chất xơ và protein. Vậy nên đây là món ăn vặt cho người tiểu đường tương đối lành mạnh. Món ăn này có thể ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến trong máu. (2)
Song song, salad với sự kết hợp nhiều loại rau xanh khác nhau sẽ mang lại nhiều chất xơ. Chất xơ cũng có thể làm giảm cholesterol xấu trong máu.
6. Sinh tố
Trái cây là một trong những món tráng miệng tốt nhất cho người bị tiểu đường. Trái cây không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, mà còn chứa nhiều chất xơ, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Trái cây được chế biến thành sinh tố không chỉ ngon miệng dễ uống mà còn bổ dưỡng. Tuy nhiên, người Đái tháo đường (tiểu đường) nên tránh những loại trái cây nhiều đường và năng lượng.
Chẳng hạn như bơ, bạn chỉ nên ăn với khẩu phần từ 1/4 đến 1/2 quả bơ.
Đôi khi lựa chọn món ăn vặt cho người tiểu đường vừa lành mạnh vừa ngon miệng thật không dễ dàng.
Bí quyết là bạn nên chọn những gì giàu chất xơ, protein, ít đường và ít béo và ăn một lượng vừa phải sẽ giúp lượng đường máu của bạn không bị tăng cao đột biến. Hi vọng những gợi ý trên đây về thức ăn dành cho người tiểu đường của Ngày Đầu Tiên sẽ giúp bạn giải toả được cơn đói bụng vào bữa xế của mình nhé.
Nguồn tham khảo:
- Healthline Staff, “Diabetes and Yogurt: What to Eat and What to Avoid”
- Healthline Staff, “The 21 Best Snack Ideas If You Have Diabetes”
- Medscape Staff, “A Mug of Hot Cocoa Can Improve Artery Health in Patients With Type 2 Diabetes”
Nguồn bài viết: https://ngaydautien.vn/dai-thao-duong/5763-6-mon-an-vat-cho-nguoi-tieu-duong-ban-da-biet-chua
Xem thêm tại đây:
- Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh Thận cần lưu ý gì?
- Các chỉ số đường huyết mà người bệnh Đái tháo đường cần quan tâm
Dự án vì cộng đồng được bảo trợ bới công ty TNHH Servier (Việt Nam)
SĐT: (84)8 38238932 – MST: 0307 637 504
Địa chỉ: Lầu 11, số 81-83-83B-85, đường Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.