Một số người có thói quen thích ngủ với tiếng TV bên tai hoặc để đèn sáng mà không biết việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, được thực hiện bởi một nhóm thuộc Đại học Northwestern dựa trên việc theo dõi thói quen ngủ của 20 người trưởng thành trẻ tuổi. Trong thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu cho một nhóm ngủ trong căn phòng thiếu ánh sáng trong một đêm, sau đó là một đêm ngủ trong căn phòng có đèn chiếu sáng trên cao. Nhóm thứ hai ngủ hai đêm liên tiếp trong điều kiện ánh sáng yếu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm ngủ với tình trạng phòng có đèn chiếu sáng trên cao sẽ cho thấy các chỉ số về tình trạng kháng insulin cao hơn nhóm còn lại. Khi cơ thể bạn ngừng phản ứng với insulin. Nếu thiếu hụt insulin, cơ thể sẽ đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Những người trong nhóm này cũng có nhịp tim cao hơn.
Dựa trên phát hiện này, các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ trong môi trường có nhiều ánh sáng có thể gây ra mối đe dọa đối với chức năng tim mạch và điều hòa glucose của bạn. Cả hai điều này đều có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính.
Một trong các tác giả nghiên cứu, Phyllis C. Zee – Giám đốc Y học Giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết, chỉ một đêm ngủ trong môi trường có ánh sáng vừa phải cũng có thể làm giảm lượng glucose và điều hòa tim mạch, là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Đây không phải nghiên cứu đầu tiên chỉ ra tác hại của ánh sáng với giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Behavioral Brain Research phát hiện ra, việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có thể làm tăng sự tỉnh táo cho bạn. Dù điều này rất tốt vào ban ngày nhưng vào buổi tối, bạn sẽ rất khó để có một giấc ngủ ngon.
Tác giả của nghiên cứu, Daniela Grimaldi – trợ lý giáo sư nghiên cứu về thần kinh học tại Northwestern nói nhịp tim của một người tăng lên khi họ ngủ trong phòng có ánh sáng vừa phải: “Ngay cả khi bạn đang ngủ, hệ thống thần kinh tự chủ của bạn vẫn được kích hoạt. Điều đó hoàn toàn không tốt, bởi thông thường, nhịp tim cùng với các thông số tim mạch khác của cơ thể sẽ thấp hơn vào ban đêm và cao hơn vào ban ngày”. Tiến sĩ cũng cho rằng, ngay cả khi những người tham gia nghiên cứu đã ngủ say, não vẫn có thể cảm nhận được sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, khiến bạn khó lòng có một giấc ngủ khỏe mạnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019, được công bố trên Tạp chí Nội khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã tìm thấy mối liên quan giữa việc ngủ trong môi trường ánh sáng vừa phải và nguy cơ tăng cân, do khả năng điều chỉnh glucose của cơ thể bị tác động.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, trong trường hợp bạn không muốn tắt hết mọi nguồn sáng khi đi ngủ, bạn có thể điều chỉnh ánh sáng xuống mức thấp nhất hoặc đeo miếng bịt mắt.
Thùy Linh (Theo Yahoo)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.