Những loại thức ăn dành cho người bị tiểu đường giữ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn không làm đường huyết tăng cao, kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho bệnh nhân.
Chế độ ăn cho tiểu đường
Bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường hiện nay đái tháo đường là một trong ba bệnh tăng lên song hành với tuổi già. Ngoài việc dùng thuốc điều trị để kiểm soát glucose máu thì có chế độ ăn uống hợp lý góp phần rất nhiều.
Có một số bệnh nhân khi bị bệnh tiểu đường rất sợ ăn, ăn kiêng nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, thói quen lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thức ăn dành cho người tiểu đường. Ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ. Thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm cũng gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.
Hạn chế việc dùng thuốc: nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu của bệnh nhân không tăng thêm và có thể hạn chế phải dùng thêm thuốc.
Hạn chế biến chứng: chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế được các biến chứng xảy ra. Khi glucose máu quá cao thì rất dễ xuất hiện các biến chứng cấp tính.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?
- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, đậu đỗ, rau củ,… nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào,… Người bệnh tiểu đường ăn các loại củ như khoai sắn cần phải cắt giảm cơm, vì các loại củ này cung cấp khá nhiều tinh bột.
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… Nhằm loại bớt mỡ thì nên chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo.
- Nhóm chất béo, đường: đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive,… được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường vì đây là các thực phẩm có chất béo không bão hòa.
- Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình, không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo mà chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn.
- Hoa quả: Cần tăng cường trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng gì?
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất:
- Hạn chế ăn các loại củ nướng, gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, các loại nước có gas…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc ăn uống tiểu đường cần tuân thủ
Nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no, ăn uống điều độ, đúng giờ.
- Không nên thay đổi quá nhanh cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
- Tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, cần vận động sau khi ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
https://thamtusg.com/thu%cc%a3c-pha%cc%89m-cho-nguoi-tie%cc%89u-duong.html
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.