Có bầu ăn ốc được không? Liệu có ảnh hưởng đến thai nhi? Ốc là món ăn “gây nghiện” mà còn rất được ưa chuộng của nhiều người. Tuy nhiên nhiều bà bầu vẫn thắc mắc khi có bầu ăn ốc được không? Liệu việc tiêu thụ món ăn này có tốt cho thai nhi không
Vậy có bầu ăn ốc được không?
Đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định bà bầu không ăn ốc khi mang thai sẽ ảnh hướng đến sức khỏe. Vậy có bầu ăn ốc được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nếu ốc đã được nấu hay hấp chín. Nếu nhu cầu ăn ốc cao, mẹ bầu có thể xin ý kiến của bác sĩ trước khi muốn ăn.
Nếu mẹ dị ứng hải sản thì tuyệt đối không nên ăn vì sẽ gây hại đến mẹ thậm chí là cả thai nhi. Vì vậy mẹ cần lưu ý nhé.
Ăn ốc có lợi ích gì? Có bầu ăn ốc được không?
Ốc cũng là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá và dồi dào, cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai, không thua kém gì những loại hải sản khác. Các dưỡng chất điển hình như:
- Protein (chất đạm): cung cấp nguồn năng lượng lớn cho mẹ bầu và hình thành kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Sắt: là chất chính để tạo ra hồng cầu mang oxy đều đến cơ thể. Nếu thiếu mẹ sẽ gặp tình trạng thiếu máu, suy kiệt cơ thể.
- Vitamin B12: Tham gia vào quá trình chuyển hóa thực phẩm tiêu thụ thành năng lượng để cơ thể, giúp mẹ vận động dễ dàng hơn và khỏe người hơn.
- Magie: Hỗ trợ điều hòa huyết áp, nhịp tim; hỗ trợ xương và răng chắc khỏe hơn.
- Omega-3: Chất này có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi và bảo vệ mẹ khỏi các bệnh tim mạch.
Có bầu ăn ốc được không?: là câu hỏi của rất nhiều mẹ đang mang thai
Một số lưu ý khi có bầu ăn ốc
Vì đây là giai đoạn bị ốm nghén nên mẹ bầu rất nhạy cảm với những thực phẩm có mùi tanh, mẹ có thể gặp tình trạng nôn ói khi nghe mùi ốc. Nếu mẹ thắc mắc có bầu ăn ốc được không? trong giai đoạn này, thì chúng tôi khuyến khích là không nên tiêu thụ quá nhiều.
Ăn quá nhiều ốc sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí còn có thể bị đau bụng đi ngoài. Nếu ăn ốc quá nhiều có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy có thể gây mất nước, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trong bụng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu mẹ hay gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên kiêng hẳn loại thực phẩm này.
Bà bầu lưu ý chế biến thật kỹ để tránh bị nhiễm ký sinh trùng. Trong ốc có một lượng ký sinh trùng khá cao vì vậy cần chế biến kỹ càng. Khi nấu hay luộc ốc không chín kỹ sẽ trở thành cơ hội cho ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý nguy hiểm.
Loại bỏ đuôi ốc vì bộ phận này có nhiều chất bẩn và thêm ký sinh trùng, mẹ không nên tiêu thụ bộ phận này tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Dù biết đây là món ăn hấp dẫn nhưng việc ăn ốc bên cạnh lợi ích nhưng cũng không kém rủi ro nguy hại khi không được nấu chín kỹ. Vậy khi có bầu ăn ốc được không? Bà bầu nên ăn ít để hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm của loại thực phẩm này.
Bà bầu ăn ốc được không? Cần phải nấu chín kỹ ốc trước khi dùng cho mẹ bầu
Thời điểm nào bà bầu có thể ăn ốc?
Trong 3 tháng đầu, mùi tanh của ốc sẽ khiến mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng hơn bình thường, khiến tình trạng nôn ói trở nên nặng hơn.Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, nếu mẹ cảm thấy tình trạng này dễ chịu hơn thì có thể bắt đầu ăn ốc. Trong phần ốc nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt nạc, rau xanh, hạt,… tránh ăn quá nhiều rau răm đi kèm với ốc vì rau răm có tính nóng, không tốt cho thai nhi.
Vậy thì câu trả lời cho câu hỏi “Có bầu ăn ốc được không?” Thì đáp án là có thể. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý lượng ốc khi tiêu thụ phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ nhé!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.