Trong quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì song song với nó là môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy, kiểm toán môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Kiểm toán môi trường là gì?
Kiểm toán môi trường được hiểu như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường. Từ đó làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các luật lệ và tiêu chuẩn về môi trường.
Để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và toàn diện thì không chỉ cần đến sự tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp, của từng cá nhân mà còn cần đến những đơn vị tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát, thực hiện các công việc bảo vệ môi trường ở phạm vi lớn.
Mục đích của kiểm toán môi trường
- Kiểm toán môi trường giúp xác định ưu, nhược điểm của hệ thống quản lý môi trường.
- Đánh giá mức độ tuân thủ đối với các quy định môi trường của tổ chức quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Giảm thiểu được tác động do các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường, gây rủi ro đối với con người.
- Cải thiện công tác quản lý môi trường, xử lý hiệu quả công trình chất thải, nhờ đó giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường.
- Phòng ngừa các sự cố về môi trường, đưa ra các phương án để kịp thời kiểm soát
Phân loại kiểm toán môi trường
Kiểm toán môi trường được phân loại và quy định thành các loại kiểm toán môi trường như sau:
Kiểm toán sự tuân thủ
Loại kiểm toán này nhằm đánh giá sự tuân thủ đối với các tiêu chí của luật pháp, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, giới hạn cho phép hoặc hướng dẫn của các tổ chức.
Kiểm toán đánh giá trách nhiệm
Đây là loại kiểm toán đánh giá trách nhiệm của các bên được thực hiện. Thông qua việc thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn, qua nghiên cứu các thông tin trong quá khứ và qua thanh tra tại các địa điểm .
Kiểm toán chuyên biệt
Đây là loại kiểm toán bổ sung, là loại hình chuyên biệt của kiểm toán môi trường như kiểm toán đánh giá rủi ro, giảm thiểu chất thải, nguy hại và kiểm toán năng lượng.
Nội dung kiểm toán môi trường
Kiểm toán môi trường giúp cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro về môi trường cũng như rủi ro về sức khỏe cộng đồng.
Nội dung chính của quy định kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bao gồm:
Việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
Các bước và các nguyên tắc của kiểm toán môi trường.
Kiểm toán môi trường được thực hiện qua ba bước:
- Chuẩn bị việc kiểm toán môi trường.
- Kiểm toán tại cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp.
- Hoạt động sau khi kiểm toán.
Hoạt động kiểm toán mối trường dựa trên các nguyên tắc cơ bản bao gồm:
Thông tin phù hợp và đầy đủ về hoạt động, tổ chức hoặc địa điểm cần kiểm toán;
Nguồn lực phải đầy đủ để thực hiện kiểm toán;
Hợp tác tốt từ phía công ty, tổ chức được kiểm toán;
Có quy trình kiểm toán (như bảng kiểm tra hoặc bảng câu hỏi).
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài phải xem bầu 1 tháng
Đừng bỏ qua thai 35 tuần
Hãy xem bài này thai 15 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 15 tuần
Bài viết hay sữa chua cho bé 7 tháng
Bạn nên xem mẹ bầu không nên ăn gì
Đừng bỏ lỡ mang thai tháng đầu nên ăn gì
Nội dung đáng chú ý biểu hiện mang thai tuần đầu
Bài viết hữu ích thực đơn cho bà bầu
Đáng chú ý thai 6 tuần
Tìm hiểu thêm thai 27 tuần
Phải xem thai 2 tuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.