Nấm là một loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong nấm có tính hàn, nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc do đó bà bầu cần phải hạn chế ăn nấm hoặc chỉ ăn với số lượng ít, các loại nấm thường dùng. Các mẹ nên chế biến chín, kỹ trước khi ăn.
Dinh dưỡng có trong nấm
- Nấm chứa rất nhiều vitamin B và kẽm giúp thai nhi phát triển toàn diện.
- Axit pantothenic có nhiều bên trong nấm chúng có công dụng kích thích dây thần kinh và sản xuất hóc môn của bào thai.
- Nấm còn có chứa nhiều selen và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, từ đó giúp bà bầu tránh được nhiều loại bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ.
- Chất niacin trong nấm hỗ trợ quá trình tiêu hóa và có chức năng giúp làm giảm những khó chịu về tiêu hóa của bà bầu
- Hàm lượng kali nằm trong nấm mang công dụng cân bằng chất lỏng, ổn định huyết áp, duy trì chức năng thần kinh thích hợp cho bà bầu.
- Chất riboflavin sẽ hỗ trợ sản xuất năng lượng và các hoạt động của tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ và thai nhi.
- Ăn nấm còn có thể giúp kích thích cơ thể bà bầu sản sinh ra rất nhiều hoạt chất interferon có khả năng gây ức chế sự sinh trưởng của các loại vi rút nằm trong cơ thể đồng thời chúng giúp ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các tế bào gây ung thư.
Những tác hại mà nấm mang lại
- Theo các nghiên cứu đông y, nấm có vị ngọt, tính hàn, dùng nhiều có thể dẫn tới lạnh bụng và khó tiêu.
- Sự nguy hiểm của việc ăn nấm phụ thuộc vào điều kiện phát triển và thổ nhưỡng của chúng còn nồng độ độc tố hiện diện trong các loại nấm.
- Trong số 100 loại nấm ăn được thì vẫn có đâu đó 10-20 loài nấm có độc tố mạnh có thể gây chết người ngay khi ăn. Theo các thống kê cho thấy có đến 95% ngộ độc nấm là do nhầm lẫn còn 5% còn lại là do sự chủ quan của người ăn nhầm nấm đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.
- Quá trình đun nấu, chế biến cũng không làm giảm được độc tố của nấm. Vì vậy mà phụ nữ mang thai sức đề kháng kém thường dễ bị ngộ độc hơn những người trẻ khỏe.
Mẹ bầu nên lưu ý gì khi ăn nấm?
- Khi mua, bạn nên chọn nấm còn tươi, lành lặn, hình dáng tròn mập, thịt chắc, mũ nấm khép kín bao quanh che những phiến mỏng dưới mũ (nấm còn tươi cất giữ cẩn thận có thể ăn trong 4-5 ngày sau khi hái).
- Nấm sau khi sấy hoặc phơi khô để dành cần được bọc kín, tránh ẩm, cất ở nơi mát và không có ánh sáng vì sinh tố B2 dễ bị ánh mặt trời phân hủy.
- Nấm khô nếu bảo quản tốt có thể để được sáu tháng.
- Trước khi nấu cần rửa sạch đất trên nấm rồi ngâm trong nước nóng tầm 15 phút.
- Bạn không nên lạm dụng, ăn quá nhiều nấm sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu.
- Không nên sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc dại vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nấm có thể là một loại thực phẩm rất giàu những chất dinh dưỡng có ích dành cho mẹ bầu. Thế nhưng kèm theo đó cũng là những mối nguy hại không kém. Nếu mẹ bầu muốn ăn nấm thì nên lưu ý một số điều kiện nhất định kẻo rước họa vào thân.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.