Siêu âm Doppler mạch máu, điều trị nội khoa, đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch, bơm keo sinh học… là những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Mỗi tuần, phòng khám Tim mạch, BVĐK Tâm Anh đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám do xuất hiện những biểu hiện của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bà Ánh Tuyết (58 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) thường xuyên bị những cơn đau nhức chân về chiều hành hạ. Từ cách đây 3 năm, mặt sau đùi và bắp chân bà đã hình thành những lằn tĩnh mạch xanh tím li ti. Càng ngày, tĩnh mạch càng lớn và nổi rõ, kèm theo cảm giác nặng chân, sưng phù, khiến bà không thể ngon giấc mỗi đêm. Bác sĩ nhận định bà bị suy tĩnh mạch mạn chi dưới, cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ tĩnh mạch suy.
Trong khi đó, chị Minh Tú (39 tuổi, ngụ Đồng Nai) lại bị ngứa xung quanh các búi tĩnh mạch vùng mắt cá chân. Chị là nhân viên bán hàng siêu thị hơn 10 năm nay, phải đứng gần như 8-10 tiếng mỗi ngày. Dạo gần đây, chị cảm nhận rõ cơn đau trầm trọng hơn khi phải đứng trong thời gian dài. Không chỉ vậy, chị còn hay bị chuột rút, tê bì cẳng chân. Qua thăm khám và siêu âm, các bác sĩ xác định chị bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ C2, cần đốt laser kết hợp mang vớ tĩnh mạch để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Ai có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa TP.HCM cho biết, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý xảy ra khi tĩnh mạch chân bị suy khiến máu ứ lại, cản trở lưu lượng máu từ động mạch tới chân. Tình trạng này làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị phồng lên, phình ra và xoắn lại ngay dưới bề mặt da. Suy tĩnh mạch chi dưới thường xuất hiện ở đùi, bắp chân, bàn chân và mắt cá chân, gây đau nhức, tê mỏi, ngứa râm ran.
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM thông tin: “Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người lớn tuổi, người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, phụ nữ mang thai, người thừa cân – béo phì, người ít vận động, người hay mang giày cao gót… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu, chàm da, loạn dưỡng da chân, loét chân không lành… Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân đái tháo đường bị suy tĩnh mạch chi dưới nhiều năm, biến chứng loét nặng bàn chân và phải đoạn chi”.
Tầm soát sớm và điều trị hiệu quả bệnh tĩnh mạch mạn tính chi dưới
TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Để chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới, bên cạnh việc thăm khám dựa trên các triệu chứng điển hình như chân nổi gân xanh tím, sưng phù mắt cá chân, đau và nặng chân khi đứng hoặc ngồi lâu…, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm doppler mạch máu với máy siêu âm chuyên dụng. Phương pháp này đang được triển khai tại BVĐK Tâm Anh, giúp xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên, từ đó bác sĩ sẽ có cơ sở lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp”.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới tiến triển theo 6 giai đoạn, từ C1 đến C6. Tùy thuộc bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tiến triển, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Theo Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân được điều trị nội khoa kết hợp với việc thực hiện các bài tập nhẹ, hạn chế đứng/ngồi lâu, kê cao chân lúc nghỉ ngơi, đồng thời mang vớ tĩnh mạch để hỗ trợ các tĩnh mạch bệnh. Nếu những phương pháp này chưa cho thấy hiệu quả, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc giúp tăng trương lực tĩnh mạch.
Trong trường hợp mọi biện pháp điều trị bảo tồn đều không đáp ứng, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành thủ thuật đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh. TS.BS Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: “Trước đây, khi chưa có kỹ thuật đốt laser hoặc sóng cao tần, bác sĩ phải mổ mở để bóc đ
i toàn bộ tĩnh mạch giãn, gây nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau mổ. Giờ đây bằng phương pháp mới, bác sĩ chỉ mở một vết nhỏ ở chân để đưa dây dẫn laser vào lòng tĩnh mạch. Nguồn năng lượng ở đầu dây dẫn sẽ làm xơ lớp bên trong của tĩnh mạch, khiến lòng mạch co lại, dẫn đến teo toàn bộ tĩnh mạch giãn. Kỹ thuật này khá nhẹ nhàng, chỉ gây tê hoặc gây mê nhẹ, không cần gây mê sâu giống như phương pháp phẫu thuật truyền thống, không chỉ giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ, mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Đây là kỹ thuật điều trị mới, đang được áp dụng thường quy tại BVĐK Tâm Anh”.
ThS.BS Lê Thị Ngọc Hằng, Bác sĩ Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Nếu người bệnh được điều trị bằng phương pháp phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, nguy cơ tái phát rất thấp. Tuy vậy, các tĩnh mạch khỏe mạnh vẫn có thể bị suy nếu bệnh nhân không có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Ngoài ra, người bệnh cần thăm khám định kỳ để kiểm soát chặt chẽ diễn tiến bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.”
“Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh suy tĩnh mạch mạn tính cũng cần thay đổi lối sống; duy trì cân nặng hợp lý trong giới hạn bình thường (BMI < 23); có chế độ ăn nhiều chất xơ, ít muối; tập các bài tập phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân nếu phải đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ; gác chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ, mang vớ tĩnh mạch chuyên dụng… để phòng bệnh tái phát”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh.
Vào lúc 20h ngày 6/7/2022, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề “Tiến bộ trong tầm soát và điều trị suy tĩnh mạch mạn chi dưới” nhằm giải đáp thắc mắc về dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều và ThS.BS Lê Thị Ngọc Hằng.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
https://tamanhhospital.vn/nhung-tien-bo-suy-tinh-mach-man-chi-duoi/
Có thể bạn quan tâm
- Bài đăng nhiều người xem tư thế nằm cho bà bầu…
- Bài viết tư thế nằm của bà bầu…
- Bài đăng bầu có được ăn nhãn không…
- Chủ đề bầu có được cắt tóc không…
- Bài post bầu đau bụng dưới…
- Nội dung bầu đau bụng dưới bên phải…
- Chủ đề nóng đau bụng bên trái khi mang thai…
- Hot search về đau bụng dưới khi mang thai…
- Không nên bỏ qua đau bụng trên khi mang thai…
- Đừng bỏ qua đau lâm râm bụng dưới…
- Tin được quan tâm đau lưng khi mang thai…
- Chủ đề đang hot đau ngực khi mang thai…
- Bài đăng nhiều người xem elevit trước khi mang thai…
- Bài viết khó thở khi mang thai…
- Bài đăng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ…
- Chủ đề thực đơn sau sinh…
- Bài post thai 13 tuần…
- Nội dung thai 37 tuần là mấy tháng…
- Chủ đề nóng thai 38 tuần bụng căng cứng…
- Hot search về có bầu uống nước dừa được không…
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.