Theo các chuyên gia bác sĩ, đau thắt ngực không ổn định có thể là triệu chứng của bệnh mạch vành. Triệu chứng này thường thường khiến người bệnh có cảm giác bóp chặt, thắt nghẹt, đè nặng trước ngực, nhưng cũng có khi chỉ là cảm giác nóng rát hoặc đầy bụng.
Khi bạn gặp phải các triệu chứng đau ngực, bạn cần đến bác sĩ được chẩn đoán và xác định đó là cơn đau thắt ngực ổn định hay không ổn định hay còn là một dấu hiệu vấn đề nguy hiểm hơn.
Cơn đau thắt ngực ổn định là dạng phổ biến thường gặp của đau ngực, sẽ giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc. Nhưng, đối với cơn đau thắt ngực không ổn định, tình trạng này có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi, kéo dài lâu hơn và không giảm ngay cả khi dùng thuốc.
1.Đặc điểm cơn đau thắt ngực không ổn định là gì?
Cơn đau thắt ngực không ổn định là một dạng của hội chứng vành cấp (nhồi máu cơ tim cấp).
Bệnh nhân cần thực hiện điện tâm đồ và xét nghiệm máu để kiểm tra men tim cùng với triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán.
2.Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau thắt ngực không ổn định là gì?
Nguyên nhân thường gặp nhất của các cơn đau thắt ngực không ổn định là do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn một phần động mạch vành. Vì vậy, lượng máu cung cấp cho tim bị giảm sút gây ra tình trạng đau ngực.
Cơn đau thắt ngực không ổn định hay còn gọi là nhồi máu cơ tim là bệnh lý nội khoa cấp cứu vì mức độ nguy hiểm của nó. Bệnh nhân cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
3.Thời điểm mà bệnh nhân cần gặp ngay bác sĩ?
Có 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1
Cơn đau thắt ngực mới diễn ra hoặc là các cơn đau đã được chẩn đoán là cơn đau thắt ngực ổn định trước đó.
Trường hợp 2
Cơn đau ngực kéo dài hơn 20 phút, ngay cả khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bạn cần gọi ngay xe cấp cứu hay nhờ người thân đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Trường hợp 3
Cơn đau ngực mới xuất hiện lần đầu tiên và ở mức độ nhẹ.
Trường hợp 4
Trước đó, bạn đã được chẩn đoán mắc phải cơn đau thắt ngực ổn định Nhưng cơn đau ngực trở nặng, thường xuyên và kéo dài hơn, đau ngay khi đã nghỉ ngơi. Đối với trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị.
4.Một số yếu tố dẫn đến cơn đau thắt ngực không ổn định
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ đau thắt ngực bao gồm:
- Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây tổn thương đến thành mạch máu, gây bít tắc lòng mạch.
Biến chứng của bệnh tiểu đường này làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đau ngực do tăng tốc độ xỡ vữa mạch máu.
- Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp dẫn đến tốc độ xơ cứng động mạch tăng cao theo thời gian.
- Rối loạn mỡ máu:
LDL-Cholesterol – làm tăng nguy cơ đau ngực, các cơn đau thắt ngực không ổn định và bệnh mạch vành.
- Tiền sử gia đình:
Tiền sử bố mẹ có bệnh về tim mạch.
- Tuổi cao:
Nam/nữ trên 50 tuổi thường có nguy cơ bị đau thắt ngực hơn.
- Không hoạt động thể lực thường xuyên:
Điều này dẫn đến các bệnh như thừa cân, béo phì gây nguy cơ tổn hại đến tim mạch.
- Stress:
Áp lực công việc, gia đình khiến tinh thần không ổn định và khó kiểm soát sẽ dễ dẫn đến các cơn đau thắt ngực
5.Các phương pháp để phòng ngừa cơn đau thắt ngực không ổn định
– Giảm stress, giảm lo âu
–Không uống rượu bia và các thức uống có cồn
– Thường xuyên kiểm soát huyết áp, đường huyết và cholesterol máu, đảm bảo chúng ở mức bình thường.
– Tiêm phòng cúm hằng năm để tránh các biến chứng tim do virus
– Không ăn thức ăn có nhiều chất béo, ăn lạt, nhiều rau củ quả và trái cây.
– Ngưng hút thuốc lá
– Chăm tập thể dục thể thao.
Trên đây, là một số lưu ý quan trọng về triệu chứng đau thắt ngực không ổn định. Khi gặp phải bất kỳ cơn đau thắt ngực không ổn định nào bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.