Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc điều trị để hiệu quả trị bệnh được tốt hơn. Việc phối hợp nhiều loại thuốc điều trị còn tránh tình trạng nhờn thuốc phổ biến hiện nay.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc điểm cơ thể sẽ tăng glucose do khiếm khuyết về chức năng tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Sự nguy hiểm của bệnh đái tháo đường thường đến từ những tổn thương do biến chứng của nó gây ra. Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các cơ quan khác như: tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu.
Bệnh tiểu đường type 2 hay type 1 đều có những biến chứng nguy hiểm về bệnh tim và đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều căn bệnh rủi ro khác. Nếu bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát và ngăn ngừa tích cực các bệnh biến chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Nếu phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời biến chứng, bệnh nhân có thể sống chung an toàn với bệnh tiểu đường này và chữa trị kịp thời các biến chứng mà nó gây ra.
Việc kiểm soát glucose trong máu và giảm biến chứng của bệnh gây ra là việc vô cùng quan trọng. Cần tìm hiểu kỹ xem có bao nhiêu thuốc điều trị đái tháo đường hiện nay trên thị trường và loại thuốc nào điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
Hiện nay thuốc điều trị đái tháo đường rất đa dạng với mục tiêu kiểm soát tốt đường máu và giảm tối thiểu các biến chứng do bệnh gây ra.
Dạng thuốc uống
- Nhóm thuốc kích thích tuyến tụy để bài tiết insulin (sulfonylurea): Sulfonylurea kích thích tụy tiết ra insulin. Các loại sulfonylurea trên thị trường
Nhóm 1: thuốc thuộc nhóm này gồm Tolbutamide, Chlorpropamide, viên 500mg – nhóm này hiện nay ít được sử dụng do gây nhiều tác dụng phụ.
Nhóm 2: các thuốc thuộc nhóm này gồm Glibenclamid (Hemidaonil 2,5mg; Daonil 5mg; Glibenhexal 3,5mg;…); Gliclazid (Diamicron 80mg; Diamicron MR 30 mg; Diamicron MR 60mg, Predian 80 mg;…); Glipizide (minidiab), Glyburide;…
Chỉ định: Bệnh nhân thuộc type 2 của bệnh đái tháo đường có thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối hợp với Metformin, Thiazolidinediones (TZD), Acarbose, Insulin.
Chống chỉ định: bệnh nhân đái tháo đường type 1, suy thận, suy gan nặng, đái tháo đường nhiễm toan ceton, phụ nữ có thai hoặc dị ứng với sulfonylurea.
Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, cơ thể bị dị ứng, tăng cân.
Liều lượng: Bắt đầu từ liều lượng thấp, chỉnh lên dần theo nhu cầu của bệnh.
- Nhóm thuốc tăng nhạy cảm với insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin:
Các loại thuốc: Thuốc duy nhất còn được sử dụng là Metformin .
Metformin chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng đồng thời làm tăng tính nhạy cảm của insulin. Tác động giúp hạ glucose trong khoảng 2-4 mmol/l và có thể giảm HbA1c lên đến 2%. Metformin là loại thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị người đái tháo đường bị thừa cân, để duy trì hoặc làm giảm cân nặng, thuốc còn có giúp giảm lipid máu.
Chỉ định: Đái tháo đường type 2, đặc biệt là người thừa cân, béo phì và có chứng rối loạn lipid máu.
Chống chỉ định: Đái tháo đường type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức, suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, chế độ ăn ít calo (để giảm cân).
Liều lượng: từ 500 – 2500 mg/ngày, uống sau bữa ăn.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ đến đường tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy.
- Thiazolidinediones (Pioglitazone)
Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPAR γ vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc giúp tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, mô mỡ, đồng thời ngăn cản quá trình sản xuất glucose từ gan.
Tên thuốc: Pioglitazone 15 mmg, 30 mg.
Liều dùng: từ 15 mg đến 45 mg/ ngày.
Chỉ định: kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin, insulin.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh gan, suy tim.
Tác dụng phụ: gây tăng cân..
- Nhóm gây ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose vào cơ thể: Nhóm này gồm các loại thuốc: Acarbose: Glucobay 50 mg, 100 mg.
Chỉ định: đường huyết tăng nhẹ sau ăn.
Cách dùng: Uống thuốc sau ăn.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, chướng bụng gây tiêu chảy.
- Nhóm Glinides (Nateglinide, Repaglinide):
Chỉ định: Tăng đường huyết sau ăn.
Cách dùng: Uống 15 phút trước bữa ăn.
Tác dụng phụ: Hạ đường huyết
- Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin: Các thuốc đồng phân GLP1
Tác dụng: giúp tuyến tụy tiết ra insulin. Qua đó tuyến tụy tiết ra insulin, giúp lượng đường trong máu giảm xuống.
Chỉ định: bệnh nhân type 2, đường huyết tăng sau ăn.
Liều lượng và cách sử dụng: Exenatide (Byetta dạng bút tiêm), tiêm vào da từ 5 đến 10mg, 2 lần/ngày, trước các bữa ăn 60 phút.
Tác dụng phụ: gây buồn nôn, hạ đường huyết khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin.
- Nhóm thuốc ức chế DPP 4:
Gliptin là nhóm thuốc ức chế enzym DPP-4 (Dipeptidyl Peptidase-4) để làm tăng nồng độ GLP1 nội sinh, GLP1 có tác dụng kích thích sản sinh insulin, và ức chế glucagon khi glucose trong máu tăng lên sau khi ăn.
Chỉ định: tiểu đường type 2, đường huyết tăng.
Cách dùng: Thuốc uống Sitagliptin như Januvia viên 25mg, 50mg và 100mg. Cần chỉnh liều ở người suy thận. Thông thường từ 50 – 100mg/ngày.
Tác dụng phụ: đau đầu, đau họng hoặc buồn nôn.
Dạng thuốc điều trị bằng tiêm insulin
Chỉ định tiêm insulin
- Bắt buộc đối với đái tháo đường type 1 và đái tháo đường thai kỳ.
- Đái tháo đường type 2 khi có các triệu chứng sau:
- Stress, nhiễm trùng vết thương, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân không kiểm soát được suy gan, thận
- Đái tháo đường thai kỳ
- Dị ứng với thuốc uống khi có đường huyết tăng quá cao
- Đái tháo đường hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu
- Đái tháo đường do bệnh lý về tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy…
Liều tiêm Insulin
- Liều Insulin cần ở những người bệnh đái tháo đường type 1 là từ 0,5 – 1,0 UI/kg. Liều khởi đầu từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6UI/kg, tiêm dưới da 1 – 2 lần trong ngày.
- Liều insulin ở người bệnh đái tháo đường type 2 thường từ 0,3 – 0,6UI/kg/ngày.
- Liều insulin nền 0,1 – 0,2UI/kg.
- Vị trí tiêm Insulin: cần thay đổi vị trí tiêm linh hoạt để tránh thoái hóa mỡ dưới da chỗ tiêm.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.