Khi mang thai, bà bầu đau lưng là triệu chứng chị em nào cũng sẽ gặp phải và hường xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi có dấu hiệu mang thai, cơ thể chị em chúng mình dần có nhiều thay đổi và những thay đổi đó cũng là nguyên nhân gây tình trạng đau lưng. Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau, nên là sẽ có sản phụ đau ít và sản phụ đau nhiều.
Tuy đây là tình trạng thường gặp, nhưng các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan, cùng mình đọc hết bài này để nắm rõ kiến thức cũng như biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời bảo vệ bản thân mình nhé.
Nguyên nhân làm bà bầu đau lưng 3 tháng đầu
Thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể các bà bầu sản sinh ra loại hormone có tên là relaxin – hormone giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là giai đoạn sinh nở. Các dây chằng và cơ bị căng giãn nên gây ra triệu chứng bà bầu đau lưng 3 tháng đầu.
Cột sống và vùng cơ tổn thương
– Sự tăng cân đột ngột khi mang thai cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở bà bầu. Cân nặng của các mẹ bầu tăng khoảng từ 11 – 15kg suốt giai đoạn mang thai đến khi sinh đẻ. Chính vì sự tăng cân đột ngột nên các cột sống của cơ thể phải gánh sức nặng nhiều hơn, dẫn đến các cột sống bị tổn thương, vì vậy mà bà bầu đau lưng 3 tháng đầu là triệu chứng rất thường xảy ra.
– Khi mang thai, trọng tâm cơ thể của bà bầu bị thay đổi, dẫn đến tình trạng cột sống lưng có thiên hướng cong dần về phía trước. Vì vậy muốn giữ được thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu phải ngả người về phía sau, dần dần cột sống bị tổn thương nên dẫn đến đau lưng.
– Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ thì thai nhi sẽ quay đầu, nên là vị trí em bé sẽ ngược lưng với mẹ, làm vùng xương của cơ thể mẹ bị tăng sức ép.
Động thai
Động thai là chứng dọa sảy, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ. Không phải sảy thai chỉ xảy ra ở chị em vận động mạnh mà đôi khi nó còn do một món ăn hay thức uống nào đó.
Vì vậy, nếu mẹ bầu nào gặp triệu chứng đau lưng kèm theo cảm giác đau bụng dưới và ra máu âm đạo thì rất có khả năng là chị em đang bị động thai, hãy nhanh đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên là bà bầu 3 tháng đầu phải hết sức cẩn thận nhé.
Căng thẳng
Lo lắng và căng thẳng kéo dài trong suốt quá trình mang bầu sẽ khiến cơn đau lưng nặng hơn vì khi tinh thần căng thẳng dễ làm các cơ không được thư giãn, vì vậy mà triệu chứng đau lưng là điều khó tránh khỏi.
Cách giảm đau lưng cho bà bầu
Chườm ấm
Chườm ấm lên vùng thắt lưng cũng là cách giảm đau lưng hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Khi chườm ấm cần kết hợp xoa bóp nhẹ và lặp lại mỗi ngày để giúp các cơ cũng như các mạch máu được lưu thông, lúc này các cơ mềm hơn và không còn cảm giác đau lưng nữa.
Tập các bài tập nhẹ nhàng
Một vài động tác vận động nhẹ cũng sẽ giúp cơ thể chị em mình được thư giãn. Đặc biệt là cơ lưng được thư giãn, các đốt sống cũng được giảm đi nhiều áp lực nên là cơn đau lưng sẽ được cải thiện rất tốt.
Cải thiện và thay đổi tư thế
– Khi đứng nên giữ lưng thẳng, ngồi cũng cần ngồi thẳng lưng và tốt nhất là nên có ghế tựa.
– Không nên vác đồ nặng, làm tăng trọng tải cơ thể lên cột sống gây cơn đau lưng nghiêm trọng hơn.
– Hạn chế đứng hoặc ngồi ở một chỗ quá lâu.
– Lúc ngủ nên nằm nghiêng, đồng thời có thêm gối kẹp giữa hai chân hoặc phần lưng dưới bụng để giảm được áp lực lên phần lưng, tránh cơn đau lưng xảy ra.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp các bà mẹ tránh được cơn đau lưng hành hạ. Chúc các bà bầu vượt cạn thành công.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.