Thói quen tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến cảm giác kém hạnh phúc. Do đó, các nhà khoa học khuyên bạn nên việc dừng ngay ba thói quen này.
Liên tục kiểm tra điện thoại
Dù bạn thừa nhận hay không, đôi khi chỉ một tiếng chuông điện thoại, một âm thanh báo tin nhắn… cũng khiến bạn phân tâm. Thực tế, điện thoại di động kiểm soát cuộc sống nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nếu bạn thấy mình có thói quen kiểm tra điện thoại, email ngay khi thức dậy, kể cả trong ngày nghỉ, nên thay đổi lập tức.
Các nghiên cứu chỉ ra, những hành vi này tác động tiêu cực đến hạnh phúc của bạn. Hiệp hội Tâm lý học Mỹ chỉ ra sự căng thẳng gia tăng ở những người kiểm tra điện thoại thường xuyên. Mức độ căng thẳng còn được báo cáo là cao hơn ở những người thường xuyên kiểm tra email công việc vào những ngày nghỉ.
Bạn nên bắt đầu thiết lập một ranh giới lành mạnh hơn. Bạn có thể tắt thông báo hay để điện thoại ở nơi khuất tầm nhìn. Bạn có thể định hình cách mình sẽ dùng điện thoại trong đầu như sau: Thay vì nhắc bản thân không thể kiểm tra điện thoại và rồi nghĩ về nó nhiều hơn, hãy thử yêu cầu bản thân: ‘Tôi sẽ xem điện thoại lúc 10h (hoặc một khung giờ nào đó phù hợp với lịch sinh hoạt của bạn).
Không nghỉ giải lao
Làm việc không ngừng nghỉ suốt một ngày tưởng giúp tăng năng suất nhưng lại khiến bạn kiệt sức, kém hiệu quả về lâu dài. Do đó, các chuyên gia gợi ý nghỉ giải lao thường xuyên hơn và thêm nhiều niềm vui vào ngày làm việc của bạn.
Một nghiên cứu của Microsoft thực hiện năm 2021 cho thấy, các cuộc họp Zoom liên tục dẫn đến thay đổi sóng não, gây tăng căng thẳng, giảm sự tập trung. Tuy nhiên, khi những người này nghỉ 10 phút ngắn giữa các cuộc họp, phản ứng căng thẳng của não bộ giảm đi, năng lực tương tác được cải thiện. Vì vậy, bạn cần cho phép bản thân được nghỉ giải lao nhiều lần trong ngày để làm những việc bạn yêu thích, ví dụ ra ngoài đi dạo, nói chuyện với bạn, tập yoga, thư giãn, đọc sách… . Dành thời gian cho những điều này có thể cải thiện hiệu suất công việc và hạnh phúc của bạn.
Ngồi lỳ trong nhà cả ngày
Ngồi trong nhà cả ngày, mà cụ thể là dính với màn hình máy tính, không có lợi cho bạn về cả thể chất lẫn tinh thần.
Tổ chức phi lợi nhuận Kaiser Permanente (Mỹ) đã công bố kết quả từ một nghiên cứu năm 2020 trên 20.000 người, cho thấy những người tập thể dục nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch có tỷ lệ lo lắng và trầm cảm thấp hơn so với số còn lại. Phát hiện này cũng cho thấy việc dành ít thời gian ngoài trời gây mức trầm cảm và lo lắng cao hơn.
Do đó, nếu bạn thấy mình cả ngày ngồi trước màn hình máy tính, nên tắt máy, đi dạo một chút ngoài trời. Sự điều chỉnh này cũng có thể giúp bạn yêu thích công việc của mình hơn. Những thay đổi nhỏ có thể có tác động lớn, vì thế, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay và tạo động lực cho mình.
Thùy Linh (Theo Entrepreneur)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.