Trong quá trình mang thai, theo dõi thai máy là điều cần thiết mà các mẹ bầu cần quan tâm để nắm được tình hình sự phát triển của con trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc theo dõi cử động thai nhi còn giúp mẹ kịp thời phát hiện những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe thai nhi. Bởi thế mẹ hãy đặc biệt chú ý những vấn đề như: thai máy tuần thứ mấy và ở vị trí nào…
Thai máy là gì?
Thai máy là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động dễ nhận thấy như: đá chân, đạp chân của em bé…Thai máy ở mỗi người mẹ không giống nhau, thời điểm thai máy cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên những cuối tháng thai kỳ, thai máy sẽ diễn ra mạnh mẽ cũng như tần suất xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại những tác động từ bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.
Bao nhiêu tuần thì xuất hiện thai máy
Thai máy xuất hiện rõ rệt nhất là khi mẹ mang bầu 16 tuần, khi đó mẹ sẽ cảm nhận được các cử động của thai nhi. Mẹ mang bầu được 30 – 38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường sẽ diễn ra theo quy luật nhất định.
Cho nên, bé cử động ít hơn và sáng sớm nhưng lại nhiều hơn về lúc chiều tối. Chính vì thế mà nhờ những cử động thai máy, mẹ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi thai máy bất thường tức là ít đi cũng chính là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu đi một lượng hớn oxy. Trường hợp này thường xảy ra do nhau thai bị lão hóa, nếu như không phát hiện kịp thời, thai nhi rất dễ bị chết lưu.
Mẹ mang bầu 16 tuần sẽ có nhiều thay đổi về cơ thể như:
- Ngực tiếp tục phát triển to lên: Là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu.
- Táo bón: bên cạnh những tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
- Tăng dịch tiết âm đạo: Dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện trong sinh hoạt thường ngày;
- Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn và gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm sẽ giúp mẹ giảm cơn đau;
- Chảy máu chân răng: Sau khi đánh răng một số thai phụ sẽ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Và chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn
Cách nhận biết thai máy
Tần suất thai máy, bao nhiêu tuần thì thai máy do nhịp sinh học của bé sẽ quyết định. Theo các chuyên gia tư vấn, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều hơn. Đặc biệt, ở trong 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con.
Khi thức, bé sẽ cử động tối thiểu từ 3-4 lần, nếu như thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp điều bất thường gì đó. Rất có thể thai nhi đang stress do chính mẹ tác động tới. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con có thể bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần phải đến bệnh viện thăm khám.
Mẹ bầu 16 tuần cần theo dõi thai nhi vào 3 buổi trong ngày, buổi sáng, buổi trưa, buổi tối và đếm lại số lần cử động thai. Mỗi lần đếm cách nhau 30 phút, nếu như mẹ bận quá thì nên đếm ít nhất 1 lần 1 ngày.
Một thai nhi khỏe mạnh là có hơn 4 lần cử động trong 30 phút và duy trì như vậy 3 cữ mỗi ngày. Nếu như thai máy cử động ít hơn 4 lần thì mẹ nên nằm và đếm cử động thai trong vòng 1-3 tiếng để theo dõi chi tiết hơn.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.