Chế độ dinh dưỡng đa dạng, chia nhỏ bữa… giúp người bệnh ung thư đảm bảo sức khỏe, đáp ứng điều trị tốt, thậm chí tiên lượng sống dài hơn.
Chị Ngô Mỹ An (55 tuổi, TP HCM) mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu. Bạn bè, người thân khuyên nhủ chị đủ kiểu ăn uống để trị ung thư như: ăn thực dưỡng, kiêng thịt, chỉ ăn gạo lứt muối mè… Thậm chí, nhiều người còn khuyên chị nhịn ăn để “bỏ đói”, tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chị An vẫn rất lo lắng vì không biết nên ăn uống thế nào để tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
BS.CKI Đào Thị Yến Thủy – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, không có loại thực phẩm hay chế độ dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi ung thư. Tuy nhiên, điều trị ung thư là một quá trình dài, hiệu quả điều trị có thể phụ thuộc lớn vào sức khỏe của người bệnh. Theo đó, để tối ưu kết quả điều trị, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể, chống chọi lại bệnh tật.
Theo bác sĩ Yến Thủy, khi các tế bào ung thư phát triển, lấn át tế bào lành thì cơ thể sẽ phải dành nhiều năng lượng, dưỡng chất hơn để duy trì các cơ quan tạng quan trọng. Do đó nếu bệnh nhân nạp ít dưỡng chất hơn nhu cầu của cơ thể thì sự suy kiệt là khó tránh khỏi. Ngoài ra, tác dụng phụ từ những lần điều trị cùng với tâm lý chán nản, biếng ăn có thể càng khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Phần lớn các bệnh nhân ung thư bị kiệt sức, tình trạng bệnh chuyển xấu do không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Suy kiệt kéo dài dễ dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả điều trị, làm chậm quá trình lành vết thương, làm xấu đi chức năng cơ, tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể làm giảm khả năng dung nạp, đáp ứng với các phương pháp điều trị chống ung thư. Điều này dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, tăng nguy cơ gián đoạn điều trị, có thể làm giảm khả năng sống sót của người bệnh.
“Nếu người bệnh ung thư có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ hạn chế quá trình suy kiệt dẫn đến tử vong, đồng thời tăng cường sức khỏe, giúp vết mổ hồi phục tốt hơn và tiên lượng sống dài hơn”, bác sĩ Thủy cho biết.
Theo đó, bác sĩ Thủy đưa ra lời khuyên, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng:
Duy trì chế độ ăn đa dạng: bệnh nhân ung thư cần phải ăn uống đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần. Người bệnh ăn ở mức độ vừa đủ phù hợp cho từng giai đoạn bệnh lý. Trong bữa ăn chính phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm bao gồm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây.
Đặc biệt, chưa có bằng chứng cho thấy một loại thực phẩm nào đó có thể chữa khỏi ung thư hoặc sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh ung thư cần cẩn trọng với các chế độ ăn kiêng được cho là có thể chữa khỏi bệnh ung thư, nhất là những chế độ ăn hạn chế nhiều thực phẩm. Chúng có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc dẫn đến suy kiệt, gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Ngược lại, người bệnh ung thư càng phải cố gắng ăn uống nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng bị bào mòn bởi các phương pháp điều trị.
Chia nhỏ các bữa ăn và thêm bữa phụ: bệnh nhân ung thư thường ăn không ngon miệng, lười ăn, ăn giảm nên không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng ăn nhiều tối đa và bù đắp thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn chính hoặc trước khi ngủ. Muốn nạp được nhiều dinh dưỡng, ngoài ba bữa ăn chính, người bệnh nên ăn những bữa ăn phụ nhỏ, xen kẽ những bữa chính.
Tuân thủ chế độ ăn chuyên biệt khi cần: xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần phải chuyên biệt cho từng giai đoạn của bệnh. Khi tình hình bệnh chuyển biến xấu thì chế độ dinh dưỡng cần phải chuyên sâu hơn để đáp ứng tốt nhu cầu của cơ thể, tiếp sức cho bệnh nhân “chiến đấu” với bệnh.
Bệnh nhân hoặc người nhà cần tư vấn thêm chuyên gia dinh dưỡng. Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ chẩn đoán và làm việc với các bác sĩ chuyên khoa để thiết kế một chế độ ăn uống đáp ứng theo nhu cầu của cơ thể bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ dinh dưỡng cũng sẽ theo dõi quá trình ăn uống, đánh giá, cập nhật liên tục thông qua sự tăng cân hoặc giảm cân của người bệnh khi điều trị.
Sanh Diệp
https://vnexpress.net/cach-an-uong-tang-hieu-qua-dieu-tri-ung-thu-4478599.html
Có thể bạn quan tâm
- Bài đăng nhiều người xem tư thế nằm cho bà bầu…
- Bài viết tư thế nằm của bà bầu…
- Bài đăng bầu có được ăn nhãn không…
- Chủ đề bầu có được cắt tóc không…
- Bài post bầu đau bụng dưới…
- Nội dung bầu đau bụng dưới bên phải…
- Chủ đề nóng đau bụng bên trái khi mang thai…
- Hot search về đau bụng dưới khi mang thai…
- Không nên bỏ qua đau bụng trên khi mang thai…
- Đừng bỏ qua đau lâm râm bụng dưới…
- Tin được quan tâm đau lưng khi mang thai…
- Chủ đề đang hot đau ngực khi mang thai…
- Bài đăng nhiều người xem elevit trước khi mang thai…
- Bài viết khó thở khi mang thai…
- Bài đăng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ…
- Chủ đề thực đơn sau sinh…
- Bài post thai 13 tuần…
- Nội dung thai 37 tuần là mấy tháng…
- Chủ đề nóng thai 38 tuần bụng căng cứng…
- Hot search về có bầu uống nước dừa được không…
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.