Cách kiểm tra ROOT trên điện thoại Android nhanh chóng và hiệu quả
Trên hệ điều hành Android thường bị hạn chế tải và cài đặt ứng dụng trên điện thoại bởi vì mục đích bảo mật. Nếu muốn tải ứng dụng thứ ba yêu cầu root thì bạn phải root điện thoại của mình để không bị hạn chế sử dụng. Trên một số điện thoại thông minh được root trực tiếp từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc root điện thoại Android có thể gây ra rủi ro như bị tấn công bảo mật hoặc bảo hành điện thoại bị vô hiệu. Nhưng nếu bạn đang muốn tải ứng dụng yêu cầu phải root và muốn kiểm tra xem điện thoại của mình đã root hay chưa thì hãy xem bài viết dưới đây nhé.
Root là gì?
Root là quá trình cho phép người sử dụng điện thoại Android có được quyền truy cập nâng cao vào thiết bị của nhà sản xuất. Bởi vì hệ điều hành Android chạy trên nhân Linux, việc root thiết bị Android cho phép truy cập tương tự vào các quyền của người dùng như trên các hệ điều hành dựa trên Linux hoặc Unix. Điều này tương tự như việc chạy các chương trình với tư cách quản trị viên trong Windows hoặc thực thi một ứng dụng với sudo trong Linux .
Tại sao bạn nên kiểm tra điện thoại Android đã Root hay chưa?
Giúp người dùng kiểm tra xem điện thoại đó đã qua sửa chữa hay chưa:
- Khi mua điện thoại di động đã qua sử dụng người dùng cần phải kiểm tra xem điện thoại đó đã được root hay chưa để xem nó đã bị can thiệp bởi phần mềm nào hay không.
Kiểm tra điện thoại còn được bảo hành không
- Nếu một chiếc điện thoại đã bị root thì việc bảo hành sẽ bị vô hiệu. Chính vì vậy, việc kiểm tra root là một điều rất cần thiết.
Hướng dẫn kiểm tra điện thoại Android đã root hay chưa
Sử dụng công cụ Root Checker để kiểm tra
Bạn có thể thực hiên kiểm tra điện thoại Android đã được root hay chưa bằng ứng dụng Root Checker , một ứng dụng miễn phí trên Google Play .Các bước kiểm tra điện thoại đã root chưa thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn tải ứng dụng Root Checker trên điện thoại của bạn.
Bước 2: Khởi chạy ứng dụng và AGREE để đồng ý > Chọn GET STARTED để bắt đầu sử dụng ứng dụng.
Bước 3: Chạm vào tùy chọn KIỂM TRA ROOT (VERIFY ROOT) để kiểm tra xem điện thoại thông minh Android của bạn đã được root hay chưa.
Bước 4: Nếu ứng dụng hiển thị thông báo màu vàng kèm dòng “Rất tiếc! Quyền truy cập root không được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” thì tức là điện thoại của bạn vẫn chưa được root. Ngược lại nếu như xuất hiện thông báo có dòng chữ màu xanh lá “ Chúc mừng! Quyền truy cập root đã được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” tức là điện thoại của bạn đã được Root rồi.
Sử dụng Terminal Emulator
Bước 1: Tải xuống và cài đặt ứng dụng Terminal Emulator trên điện thoại thông minh của bạn.
Bước 2: Khởi động ứng dụng và bạn sẽ có quyền truy cập vào Windows 1 > Gõ “ su ” và nhấn phím Enter.
Bước 3: Nếu ứng dụng trả về inaccessible hoặc not found,thì có nghĩa là thiết bị của bạn chưa được root. Nếu không, lệnh “ $ ” sẽ chuyển thành “ # ” trong dòng lệnh. Điều này có nghĩa là điện thoại Android của bạn đã được root.
Kiểm tra thông qua Cài đặt
Để thực hiện kiểm tra root trên điện thoại thông qua cài đặt, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Mở Cài đặt (Settings) trên điện thoại.
Bước 2: Cuộn xuống và nhấn chọn vào phần ” Giới thiệu về điện thoại” ( About Phone).
Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn chọn vào mục Trạng thái ( Status information).
Bước 4: Trong mục Status information, bạn sẽ thấy mục Phone Status, nếu như mục này có trạng thái Offical, thì có nghĩa là điện thoại của bạn không bị can thiệp và chưa được root.
Ngược lại, nếu bạn thấy thẻ Custom trong trạng thái thiết bị thường có nghĩa là điện thoại của bạn đã được root.
Tạm kết
Trên đây là 3 cách để kiểm tra xem điện thoại đã được root hay chưa đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn để kiểm tra điện thoại của thoại của mình. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Thủ thuật Android, Thủ thuật iOS
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.