Hiện tượng chảy máu khi mang thai có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi,chảy máu khi mang thai là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc các tháng sau của thai kỳ. Tuy nhiên,chảy máu khi mang thai trong giai đoạn đầu thường gặp hơn. Đa số các trường hợp thai phụ bị ra máu không phải là bệnh lý. Mặt khác, chảy máu khi mang thai giai đoạn cuối thường nghiêm trọng hơn. Khi nhận thấy triệu chứng xuất huyết, tốt nhất sản phụ nên đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Chảy máu khi mang thai thời kỳ đầu
Sẩy thai
Đa số trường hợp chảy máu khi mang thai ở thời kỳ đầu là bị sảy thai. Âm đạo sẽ chảy máu, đau quặn bụng hoặc bị chuột rút. Đây là cái chết tự nhiên của thai nhi trong 13 tuần đầu.Tuy nhiên, khoảng một nửa số phụ nữ bị sảy thai lại không hề bị ra máu. Cho nên tốt nhất thai phụ phải cẩn thận trong thời gian đầu, nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé để kịp thời xử lý tình huống xấu.
Chảy máu khi mang thai có thể là dấu hiệu sảy thai
Thai ngoài tử cung
Khi trứng sau khi thụ tinh thành công sẽ bám vào tử cung và phát triển dần dần. Tuy nhiên, trục trặc xảy ra và thai bị cấy vào một trong các ống dẫn trứng. Thai phụ chảy máu khi mang thai chứng tỏ ống dẫn trứng bị vỡ vì tại đây vốn không phải là nơi để thai nhi phát triển. Mất máu quá nhiều có thể khiến cho thai phụ yếu, sốc, thậm chí tử vong. Chảy máu khi mang thai trong giai đoạn này là dấu hiệu đặc trưng nhất cho thấy thai đang phát triển ngoài tử cung. Vì thế thai phụ phải cần lưu ý vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Viêm nhiễm vùng kín dẫn đến chảy máu khi mang thai
Hiện tượng chảy máu khi mang thai cũng có thể là viêm nhiễm vùng kín vì thai phụ không chăm sóc sức khỏe thật tốt và vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Thông thường chảy máu khi mang thai do cách vệ sinh của thai phụ không kịp thích nghi theo sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, lượng vi khuẩn dễ sinh sôi trong môi trường mới. Vì thế thai phụ phải chăm sóc cẩn thận.
Chảy máu khi mang thai giai đoạn sau
Đa số nguyên gây chảy máu khi mang thai ở giai đoạn sau là các vấn đề nguy hiểm. Vì vậy, nếu bị ra máu trong các tháng cuối của thai kỳ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Nhau thai có vấn đề
Đứt nhau thai: Đứt nhau thai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng vì thế thai phụ phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi nhau thai tách rời khỏi thành tử cung, em bé có khả năng không nhận đủ oxy, còn người mẹ thì mất một lượng máu lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả hai. Ngoài chảy máu âm đạo, thai phụ còn bị đau bụng và đau lưng.
Nhau tiền đạo: Nhau thai che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Thai phụ sẽ cảm thấy đau ở vùng dưới. Trong trường hợp tử cung kéo dài ra ngoài, điều này sẽ chấm dứt và bình thường. Tuy nhiên, nếu nhau thai vẫn tiếp tục che âm đạo, sản phụ sẽ cần thực hiện lấy con ra sớm bằng cách sinh mổ.
Nhau cài răng lược: Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung không chịu tách rời. Trường hợp này sẽ khiến thai phụ mất máu nghiêm trọng khi sinh. Thông thường bác sĩ sẽ làm phẫu thuật cắt tử cung ngay sau khi sinh để đảm bảo tính mạng thai phụ.
Cần phải thăm khám ngay nếu chảy máu khi mang thai giai đoạn sau
Dấu hiệu sinh non
Đây là tín hiệu cảnh báo thai phụ có thể chuyển dạ sớm. Sinh non kèm với các biểu hiện khác bao gồm:
- Dịch tiết âm đạo khác đi, có thể nhiều hơn bình thường, lẫn cả một chút máu.
- Đau bụng âm ỉ, lác đác
- Đau lưng liên tục, âm ỉ
- Vỡ ối
Vì tính chất nghiệm trọng nên thai phụ cần thăm khám ngay lập tức khi thấy chảy máu khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.