Huyết áp là áp lực của máu lên thành các động mạch trên cơ thể, góp phần giúp đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn và tới nuôi các cơ quan. Huyết áp được tạo ra do nhiều yếu tố tác động. Trong đó yếu tố xác định chính là sức co bóp của cơ tim và sức cản thành mạch. Vậy “Huyết áp bao nhiêu là bình thường?” Bài viết dưới đây của Ngày Đầu Tiên sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về mức huyết áp để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
1. Huyết áp bao nhiêu mới bình thường?
Đơn vị để đo huyết áp là mmHg. Huyết áp gồm hai thông số chính là huyết áp tâm thu và tâm trương.
Tham khảo thêm:
- Huyết áp tâm thu: biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp, thường thay đổi từ 90 đến 140 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Chỉ số huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg. (1)
Theo Chương trình Giáo dục Quốc gia tăng huyết áp và các hướng dẫn của Hoa Kỳ (JNC 7):
- Bình thường: huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương < 80mmHg.
- Tiền Cao huyết áp: huyết áp tâm thu 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89mmHg.
- tăng huyết áp độ 1: huyết áp tâm thu 140 -159mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99mmHg.
- tăng huyết áp độ 2: huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 100mmHg. (1)
2. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp được chia thành yếu tố bên trong và bên ngoài:
Yếu tố bên trong
- Nhịp tim và lực co tim: Sức co bóp của tim ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì áp lực của máu lên thành động mạnh càng lớn. Khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp, hưng phấn sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường.
- Sức cản của mạch máu: Thành mạch đàn hồi kém sẽ khiến máu khó khăn trong việc di chuyển. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao. Tình trạng xơ vữa động mạch gây ra bệnh Tăng huyết áp thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Sức cản mạch máu ảnh hưởng huyết áp tâm trương nhiều hơn huyết áp tâm thu.
- Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Việc ăn mặn thường xuyên làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh Tăng huyết áp.
- Độ quánh máu: Máu càng đặc thì huyết áp càng tăng.
- Hoạt động của hệ thần kinh- thể dịch trong cơ thể: Những hệ cơ quan này có tác dụng điều hòa huyết áp của cơ thể. (2)
Yếu tố bên ngoài
- Thời điểm: Huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm Điều này giúp đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể.
- Hoạt động: Huyết áp tăng khi gắng sức hoạt động mạnh làm tim đập nhanh và mạnh hơn, từ đó làm tăng huyết áp (cao huyết áp).
- Tinh thần: Căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Cảm xúc làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động tim.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lạnh cũng làm Cao huyết áp. Nhiệt độ thấp làm co các mạch máu nhỏ ngoại vi làm máu dồn về các mạch máu lớn làm Cao huyết áp (cao huyết áp).
- Chế độ ăn: Ăn quá nhiều muối làm tăng tích trữ nước trong cơ thể. Điều này làm tăng khối lượng máu gây tăng huyết áp.
- Chế độ sinh hoạt. Tập thể dục điều độ, đều đặn giúp kiểm soát huyết áp tốt. Ngược lại lười vận động dễ gây xơ vữa mạch máu, Cao huyết áp.
- Tuổi tác. Lớn tuổi là nguy cơ gây Tăng huyết áp (cao huyết áp). Tuổi càng lớn làm giảm độ đàn hồi mạch máu. Yếu tố này làm tăng huyết áp.
- Đời sống tinh thần. Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi cũng là yếu tố nguy cơ làm Cao huyết áp. (2)
3. Cách ổn định huyết áp
Ngày nay các thuốc điều trị huyết áp rất đa dạng và có độ tối ưu rất cao. Thuốc được cá thể hóa để phù hợp với từng bệnh nhân. Tùy theo tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. (2)
Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các Cách giải quyết không dùng thuốc như:
- Giảm cân
- Tập thể dục thường xuyên
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (Giảm muối, đường…)
- Hạn chế rượu bia.
- Tránh xa thuốc lá
- Giảm căng thẳng (2)
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện tại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên của Ngày Đầu Tiên giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Huyết áp bao nhiêu là bình thường?” và bệnh tăng huyết áp. Bạn hãy nắm rõ các yếu tố tác động lên huyết áp để có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- WedMD, “Diastole vs. Systole: Know Your Blood Pressure Numbers”
- Healthline, “Blood Pressure Readings Explained”
Nguồn bài viết: https://ngaydautien.vn/tang-huyet-ap/7704-huyet-ap-bao-nhieu-la-binh-thuong
Xem thêm tại đây:
Dự án vì cộng đồng được bảo trợ bới công ty TNHH Servier (Việt Nam)
SĐT: (84)8 38238932 – MST: 0307 637 504
Địa chỉ: Lầu 11, số 81-83-83B-85, đường Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.