Ocean Group (OGC) mất hơn 2.500 tỷ nợ khó đòi vì không có khả năng thu hồi
Nhận định và đánh giá về khả năng thu hồi nợ, HĐQT OGC cho rằng các khoản phải thu khó đòi đã được trải qua quá trình thu hồi kéo dài nhiều năm, khó có khả năng thu hồi và cũng không có đối tác quan tâm mua nợ.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group – mã Chứng khoán: OGC) công bố tờ trình gửi Đại hội đồng cổ đông công ty liên quan đến phương án xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty.
Theo HĐQT OGC, các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty và các công ty con đã tồn tại từ năm 2014 đến nay, các khoản nợ này đều liên quan đến thời kỳ của các lãnh đạo cũ với tính pháp lý phức tạp, hầu hết các khoản nợ không có tài sản đảm bảo, khó có khả năng thu hồi. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi nhưng không hiệu quả.
Năm 2020, ĐHCĐ đã thông qua ủy quyền cho HĐQT xem xét và quyết định việc xoá nợ, bán các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng và có tuổi nợ trên 3 năm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại ngày 31/12/2019. Trong đó, các khoản nợ phải thu ngắn hạn đã lập dự phòng khoảng 2.158 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn đã lập dự phòng khoảng 525 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty chỉ bán được 1 khoản nợ hỗ trợ vốn với giá trị thu hồi 10% trên giá trị nợ gốc 40 tỷ đồng.
Đến năm 2022, công ty đã thực hiện thủ tục chào bán công khai 1 số khoản nợ phải thu khó đòi với tổng giá trị nợ gốc khoảng 1.072 tỷ đồng nhưng không có đối tác quan tâm mua nợ.
Nhận định và đánh giá về khả năng thu hồi nợ, HĐQT OGC cho rằng các khoản phải thu khó đòi đã được trải qua quá trình thu hồi kéo dài nhiều năm, khó có khả năng thu hồi và cũng không có đối tác quan tâm mua nơ.
Về trích lập dự phòng rủi ro, các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty đều đã được trích lập dự phòng 100% từ khi phát sinh năm 2014 đến nay.
OGC cho biết để thông tin về các khoản nợ phải thu khó đòi được phản ánh một các phù hợp hơn, công ty cần thực hiện việc phân loại và trình bày lại các thông tin này.
Bên cạnh đó, theo thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi làm cơ sở xác định các chi phí hợp lý hợp lệ cho mục tiêu tính toán nghĩa vụ thuế thu nhập phải nộp thì các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty có đủ điều kiện để xử lý như các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
HĐQT công ty trình ĐHĐCĐ giao và ủy quyền cho HĐQT căn cứ trên tình hình thực tế các khoản công nợ khó đòi trên để điều chỉnh đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm và các năm tiếp theo làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Đồng thời, giao cho HĐQT và người đại diện phần vốn của công ty tại các đơn vị thành viên xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh đưa ra theo dõi ngoại bảng các khoản nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng 100% tại các đơn vị thành viên để lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.