Đến thời điểm thai tuần 20, mẹ đã cảm nhận rất rõ ràng những chuyển động của bé. Dù vẫn xuất hiện những triệu chứng khó chịu như giãn tĩnh mạch, mẹ vẫn đang trong giai đoạn thoải mái nhất của thai nhi. Cùng Vinamilk tìm hiểu xem tuần 20 của mẹ và thai sẽ diễn ra thế nào cũng như có biến đổi gì nhé.
Những thay đổi của bé trong tuần này
- Đến tuần này bé yêu đã có kích thước và hình dạng như búp bê nhỏ nhắn ở tiệm đồ chơi, nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm.
- Bé không còn trong suốt như cách đây vài tuần, bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn và đã có móng tay nhỏ xíu. Thỉnh thoảng bé sẽ nắm chặt dây rốn, ngậm ngón tay cái, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.
- Ở tuần 20, lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện. Mí mắt vẫn còn nhắm chặt nhưng bé đã có thể phân biệt được sáng tối. Gần cuối kỳ, bé sẽ mở mắt và mắt hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị làm quen với môi trường bên ngoài khi chào đời.
- Càng ngày, những hoạt động của bé càng rõ ràng hơn đến mức mẹ có muốn lờ đi cũng không được. Từ “múa ba lê”, bé chuyển sang “tập võ” với những cú đạp và huých mạnh mẽ.
- Nếu là bé gái, âm đạo của bé cũng được hình thành và có khoảng 6 triệu quả trứng trong buồng trứng. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu.
Tham khảo thêm:
Những thay đổi ở mẹ
- Tiếp tục các triệu chứng đau hông và chân do kích thước của bé ngày càng tăng lên.
- Dễ bị nổi mụn hơn nhất là khi dùng nhiều thực phẩm có dầu.
- Quầng vú bắt đầu trở nên sẫm màu hơn.
- Tử cung tiếp tục giãn mạnh từ đây đến hết tuần 26.
- Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại. Lúc này, lồng ngực của mẹ được nâng lên phía trên để tạo nhiều không gian hơn, Ngoài ra xương sườn dưới chuyển dần sang hai bên. Khung xương của mẹ sẽ “giãn” ra như có một lớp thun thần kỳ vậy.
- Chân và mắt cá chân của mẹ bắt đầu sưng hơn. Cơ thể mẹ cũng tích nhiều nước hơn bình thường. Hiện tượng phù nề cũng xảy ra khi mẹ đứng lâu.
- Lúc này mẹ rất dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Bé càng phát triển, áp lực lên các mạch mách ở chân mẹ càng tăng, Ngoài ra đó mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi.
- Tác động của nội tiết tố duy trì thai làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu, làm chứng chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát. Song song, chúng cũng làm giãn cơ thành ruột khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn.
- Mẹ nhận ra mình thường xuyên đãng trí, khiến mẹ rơi vào những tình huống khó chịu đến phát khóc lên. Đừng quá bực bội mẹ nhen, mẹ chỉ cần tập trung một việc tại một thời điểm mọi chuyện sẽ tốt hơn thôi.
Lời khuyên cho mẹ
- Đi khám thai lần 3 nếu chưa đi trong 2 tuần trước (rà soát sức khoẻ, giới tính, tuổi thai)
- Mẹ không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này, chỉ cần bổ sung khoảng 1050 calo/ ngày trong kỳ tam cá nguyệt 2, tương đương thêm một miếng trái cây hay một nắm các loại hạt, bánh kẹp nữa là được. Mẹ nhớ uống sữa để bổ sung canxi nhé (bà bầu cần bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày). đồng thời, mẹ nên bổ sung vitamin E và C (hạnh nhân, quả bơ, rau bina, cam…) để hạn chế nguy cơ tiền sản giật nữa nha.
- Mẹ nhớ rửa mặt thường xuyên và tuyệt đối không sử dụng kem trị mụn khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Cẩn thận với các loại thực phẩm chế biến sẵn vì sẽ khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Mẹ nhớ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước nha.
- Chú ý chăm sóc lưng, tránh làm đau lưng. Hạn chế bế trẻ thường xuyên nếu mẹ đã có con đang tuổi tập đi. Cần thiết hãy thay nệm mới tốt hơn để tạo cảm giác thoải mái và giữ thẳng cột sống mẹ nhen.
- Đi bộ, bơi, tập thư giãn cơ, tập yoga hoặc thể dục nhẹ nhàng để chăm sóc khung xương chậu. Kê cao chân và bàn chân những lúc có thể, nằm nghiêng, mang vớ dành cho thai phụ để tránh hay giảm chứng giãn tĩnh mạch nữa mẹ nha.
- Dành thời kì tắm nắng buổi sáng (trước 8h) để tăng cường vitamin D.
Thai tuần 20 là lúc tạm hoãn các công việc và thực hiện kế hoạch du lịch mẹ đã lên từ vài tuần trước. Đi chơi thư giãn, trò chuyện giới thiệu với bé yêu những cảnh đẹp trước mắt sẽ giúp bé phát triển tốt các giác quan. Song song sẽ giúp nhật ký có bầu của mẹ có nhiều chuyện đáng nhớ để viết thêm. Dù có đi chơi, mẹ vẫn nhớ uống Dielac Mama để bổ sung DHA – là acid béo đóng vai trò chủ yếu trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp nhé. Vinamilk chúc mẹ trải qua thai nhi khỏe mạnh và đáng nhớ!
Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh
Trung tâm Dinh dưỡng VNM
Nguồn bài viết: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/tuan-20-cua-me-va-thai-nhi/
Xem thêm tại đây:
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM
Tell: (028) 54 155 555 – (028) 54 161 226
Website: [email protected]
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.