Thai nhi 17 tuần tuổi dù đang nằm gọn bên trong tử cung nhưng có thể vẫn cách nhận biết được những âm thanh xung quanh môi trường của bé. Bé có thể nghe được giọng nói, nhịp tim của bạn hay cả tiếng bụng kêu đói hoặc âm thanh của quá trình tiêu hoá diễn ra trong bụng của bạn. Hôm nay, Vinamilk sẽ gửi đến bạn các thông tin về sự thay đổi của các thai kỳ 17 tuần qua bài viết dưới đây.
Những thay đổi của thai 17 tuần
Thai kỳ 17 tuần tuổi có kích cỡ tương đương một quả cam to và với chiều dài khoảng từ 11cm cho tới 14cm và nặng khoảng 140gram.
Đây cũng là khoảng thời kì lớp chất béo màu nâu bắt đầu hình thành dưới da của bé giúp giữ ấm cho cơ thể khi bé ra khỏi cái bụng ấm áp thoải mái của mẹ để đón nhận thế giới bên ngoài. Lớp chất béo này cũng cung cấp năng lượng cho bé. Bé cũng không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào lớp lông tơ để bảo vệ làn da của mình nữa.
Lớp sáp trắng
Lớp sáp trắng bắt đầu hình thành ở cuối tuần thứ 17. Giống như một lớp phô mai màu trắng phủ trên bề mặt da của bé sơ sinh. Các nghiên cứu cho rằng không nên tắm ngay cho trẻ khi vừa mới sinh ra do lớp sáp này có khả năng dưỡng ẩm và đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ bé trách được các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Dưới đây là một vài những thay đổi đáng kể trên cơ thể thai kỳ 17 tuần:
- Bộ xương của em bé thay đổi từ sụn mềm thành xương chắc, giờ thì bé có thể dễ dàng di chuyển các khớp
- Một chất bảo vệ gọi là myelin phát triển và bắt đầu quấn quanh tủy sống của em bé.
- Dây rốn trở nên khỏe mạnh và dày hơn mỗi ngày trôi qua (Dây rốn là bộ phận nối thai với nhau thai, có chức năng vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới để nuôi bào thai)
- Các đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bé đã hoàn thành việc phân nhánh. Phổi của bé sẽ sớm sẵn sàng để lấy oxy
- Đầu, chân tay và cơ thể thai kỳ t đã đầy sức sống hơn trước.
- Sự vận động của bé trong tử cung của mẹ cũng tăng lên. Nếu đã quen với những chuyển động của bé trong bụng, bạn chắc chắn sẽ yêu thích những khoảnh khắc đặc biệt đó.
- thời điểm này bé đang mở và khép miệng để hít thở, đây là thời điểm tập luyện để có được kỹ năng hô hấp và bú mút trong thời điểm tới
- Nhịp tim mạnh mẽ và ổn định, dễ dàng nhận thấy khi siêu âm
Khi mang bầu tuần 17, dù được nằm gọn bên trong tử cung, nhưng bé vẫn nhận biết được những âm thanh xung quanh môi trường của bé. Bé có thể nghe được giọng nói, nhịp tim của bạn hay cả tiếng bụng kêu đói hoặc âm thanh của quá trình tiêu hoá diễn ra trong bụng của bạn. Thật ngạc nhiên vì những tiếng ồn lớn có thể làm bé giật mình và những lời nói nhẹ nhàng của bạn có thể làm dịu bé cưng trong khi bé còn nằm gọn trong tử cung
Những thay đổi của cơ thể Mẹ ở tuần mang bầu thứ 17
Khi thai 17 tuần tuổi, tâm trạng của bạn bắt đầu được cải thiện, cảm giác ngon miệng đã dần trở lại, các cơn ốm nghén đã bớt đi thì cũng là lúc bạn cảm thấy nặng nề và dễ mât thăng bằng hơn do bụng bầu to lên một cách nhanh chóng làm cho trọng tâm của cơ thể thay đổi. Bạn bắt đầu cảm thấy sức nặng đè lên đôi chân vì vậy hãy đi lại chậm rãi cẩn thận để trách các tình huống có thể khiến bạn té ngã..
Trong thời điểm này, Mẹ bắt đầu có cảm nhận thấy những cú huých rất nhẹ vào bụng và chắc chắn bạn sẽ rất thích thú và cố gắng để cảm nhận chúng.
Từ tuần thứ 16 cho đến 20, trọng lương cơ thể mẹ có thể tăng từ 400 – 500 gram trong một tuần. Bạn có thể tăng khoảng 1,8kg cho tới 2,5 ký trong khoảng thời kì ngắn như vậy là rất bình thường.
Với sự phát triển mạnh của thai kỳ 17 tuần thì xương, cơ và các khớp trên cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi với sự phát triển của bé. Đây cũng chính là nguyên nhân của những cơn chuột rút và sự phù nề trên đôi chân của mẹ, Ngoài ra cũng xuất hiện những con đau và chứng dãn tĩnh mạch.
Sự phát triển nhanh chóng của tử cung
Tử cung của bạn cũng đang thay đổi hình dạng và bắt đầu lấp đầy vùng khung chậu Song song đẩy ruột của bạn lên phía trên. Phần đầu tử cung trở nên tròn hơn, và sẽ tiếp tục phát triển thêm về chiều dài. Tuy nhiên sự thay đổi nhanh chóng của tử cung sẽ làm dáng đi của bạn thay đổi, điều này có thể dẫn đến chứng đau lưng và các khó chịu về mặt thể chất khác
Những thay đổi trên da Mẹ
Tham khảo thêm:
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối giúp thai kỳ phát triển toàn diện
- Mẹ cần lưu ý những gì để sự hình thành và phát triển của thai tốt nhất?
Những dấu hiệu của sự giãn da có thể chưa thấy rõ nhưng bạn bắt đầu thấy ngứa ngáy và xuất hiện đường nâu sậm màu kéo dài từ rốn cho tới hết bụng khi có bầu tuần 17. Nguyên nhân của sự ngứa ngày này là do sự giãn nứt da trên bầu ngực và ổ bụng tuy nhiên hãy thư giãn và giữ tâm lý thoải mái vì nó hoàn toàn vô hại.
Trang phục cho phụ nữ mang thai
Thời kì thai nhi 17 tuần tuổi, bạn cần phải mặc những bộ đồ rộng rãi và thoái mái, không bó sát và gây khó chịu cho bụng. Bên cạnh đó đây cũng là lúc cần tránh xa những đôi dày gót nhọn và cao bởi bởi nó có thể làm bạn mất thăng bằng và gây ra những cơn đau mỏi chân. Những đôi giày thấp mềm mại là người bạn đồng hành tốt cho Mẹ ở thời gian này.
Đau thần kinh hông
Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất, thực hiện chức năng cảm giác và vận động của phần dưới cơ thể. Sự phát triển của thai và tử cung sẽ chèn ép lên dây thần kinh này khiến cho phần lớn phụ nữ mang thai phải chịu đựng chứng đau mỏi ở hông.
Chóng mặt
Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt, điều này khá là bình thường từ khi thai kỳ 17 tuần tuổi. Hãy chậm rãi thay đổi các tư thế khi đứng lên, ngồi hay nằm xuống và hạn chế di chuyển một cách đột ngột.
Thường xuyên đói
Sau một thời kì bị chứng ốm nghén hành hạ thì cảm giác ngon miệng của bạn đã dần trở lại, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đói. Tuy nhiên không nên có suy nghĩ “ăn cho 2 người”, hãy ăn uống lành mạnh và tránh những loại thực phẩm gây tích tụ chất béo trong cơ thể của bạn.
Cú va chạm của bé
Mang thai tuần 17, bạn đã có thể cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé, tuy nhiên cũng đừng sốt ruột nếu bạn chưa thấy, nhiều bà mẹ cho biết phải đến tuần thứ 20 họ mới cảm nhận được những cú va chạm đầu tiên của bé. Một số em bé sẽ hoạt động tích cực hơn vào ban ngày, trong khi đa số bà mẹ cảm nhận những va chạm của bé vào lúc nghỉ ngơi.
Sữa non
Có bầu tuần 17, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng cho sự sản sinh sữa, chất lỏng màu vàng lúc này có thể rỉ ra từ hai núm vú. Giờ thì bạn đã sẵn sàng để cho con bú dù thực tế là việc này phải vài tháng nữa mới diễn ra.
Những vấn đề bạn có thể gặp phải khi thai kỳ 17 tuần:
- Chứng táo bón
- Bệnh trĩ
- Chứng sưng nề và đầy hơi
- Chứng ợ nóng
- Đau dây chằng
- Co rút chuột ở chân
- Đau lưng
- Hoa mắt chóng mặt
- Những cơn đạp của bé trong bụng
- Bầu ngực to ra
- Những thay đổi về da
- Chứng thèm ăn
Đối phó với chứng táo bón
Nguyên nhân của chứng táo bón thai kỳ lcó thể là do sự thay đổi hormone khi mang bầu, quá trình bổ sung sắt, hạn chế tập thể dục, thiếu bổ sung chất xơ và sự phát triển của từ cung. Táo bón có thể dẫn đến các vết nứt hoặc bệnh trĩ từ tuần thứ 17 cho đến hết thai kỳ. Mẹ có thể làm theo những lời khuyên dưới đây để giải quyết vấn đề này
- Nhớ cung cấp cho cơ thể từ 1.5 -2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung trái cây tươi và rau lá xanh trong khẩu phần ăn
- Đi bộ hay tậm thể dục và giữ cho cơ thể luôn mạnh khỏe.
- Việc rặn sẽ không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là trong thời kỳ mang bầu. Nếu không có hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, họ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn hoặc thuốc làm mềm phân cho bạn.
- Nếu bạn giải quyết được táo bón, các vấn đề về bệnh trĩ và đầy hơi cũng sẽ giảm bớt
Lời khuyên cho những ông bố khi mẹ có thai 17 tuần
Khi thai 17 tuần tuổi, nếu 2 bạn đang lên kế hoạch đi chơi đâu đó thì đây là thời gian hoàn hảo nhất để thực hiện, bởi lúc này bụng của cô ấy vẫn chưa lớn đến nỗi cô ấy không muốn có thời điểm vui vẻ bên bạn. Và có lẽ đây là kỳ nghỉ riêng rẽ tuyệt vời của 2 bạn trước khi em bé trở thành trung tâm vũ trụ của cả 2 người.
Hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn đừng quên thường xuyên trò chuyện với con để phát triển mối liên kết đặc biệt với bé ngay cả khi bé chưa chào đời. Truy cập website của Vinamilk để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe và các dòng sữa chất lượng nhé.
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Xem thêm tại đây:
- Những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của thai nhi
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai theo các giai đoạn phát triển của thai
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM
Tell: (028) 54 155 555 – (028) 54 161 226
Website: [email][email protected][/email]
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.