Bệnh tiểu đường hiện nay là một bệnh khá phổ biến. Bệnh lý này có xu hướng tăng theo sự phát triển của cuộc sống, nhất là tình trạng tiểu đường thai kỳ. Mặc dù nó không lây như những bệnh truyền nhiễm nhưng sẽ gây nhiều tác hại và biến chứng trầm trọng đối với người bệnh nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Nhất là đối với phụ nữ mang thai có bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay gọi là gestational là bệnh tiểu đường phát triển khi quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu có thể sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn. Vì vậy, các mẹ cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu thật cẩn thận để không gây hại sức khỏe về sau này.
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì?
Trong quá trình mang thai, nhau thai có thể tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu của mẹ bầu. Thông thường, khi tuyến tụy làm việc có thể tiết ra đủ insulin để xử lý lượng glucose này. Nhưng nếu cơ thể của mẹ không thể tạo đủ insulin hoặc xảy ra bất thường trong việc sử dụng insulin thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên và sẽ bị tiểu đường thai kỳ.
Theo các nghiên cứu trước đó, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai đã được đưa ra cụ thể.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
- Mẹ bầu mang thai khi tuổi cao, trên 25 tuổi.
- Bệnh di truyền từ người thân.
- Cân nặng dư so với tiêu chuẩn, với chỉ số BMI từ 30 trở lên.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Mắc phải một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose
- Sử dụng một số thuốc như glucocorticoid (đối với bệnh hen suyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)
- Tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ
- Lần mang thai trước, sinh bé có cân nặng lớn.
Những triệu chứng cho thấy có thể mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.
Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bệnh được phát hiện khi mẹ bầu kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo một số nghiên cứu chỉ ra thì một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:
- Khát nước thường xuyên.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Miệng luôn cảm thấy khô.
- Cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
Một số triệu chứng trên thường có thể chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể kết thúc sau khi các mẹ lâm bồn nhưng ở trường hợp khác mẹ bầu sẽ mắc phải bệnh tiểu đường này mãn tính gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
Vậy các mẹ đã hiểu tiểu đường thai kỳ là gì rồi phải không? Nếu các chị em có bất kỳ câu hỏi nào, hay triệu chứng nghi ngờ nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.