Trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, đây có thể gọi là giai đoạn nhạy cảm nhất, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng thai nhi gò méo bụng. Vậy lý do của hiện tượng này là gì? Liệu có nguy hiểm hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Thai nhi gò méo bụng là như thế nào?
Thai nhi gò méo bụng là tình trạng rất phổ biến ở giai đoạn sắp sinh vì thế không chỉ mẹ mà rất nhiều mẹ bầu khác đều gặp phải. Lý do chính là thai nhi đã trở nên to hơn, chính vì vậy tử cung đã không còn quá rộng cho bé chơi đùa. Mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được bé đạp cao lên, nên sẽ nhìn thấy bụng gò lên một cục, thậm chí còn khiến mẹ méo bụng.
Gò méo bụng thường chỉ kéo dài trong khoảng 30 giây với tần suất rất ít. Hoặc cũng có thể xuất hiện từ 1-2 lần trong 1-2 tiếng.
Gò méo bụng hay là gò tử cung không phải là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh mà chỉ là bé có sự chuyển động, chơi đùa bên trong bụng mẹ.
Nguyên nhân khi thai nhi gò méo bụng
Như đã nói, diện tích của tử cung không còn đủ thoải mái cho bé vì vậy mà bé có xu hướng cựa quậy gò cả bụng mẹ nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Ngoài ra, đây chỉ là lý do phụ, các chuyên gia tiết lộ nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gò méo bụng đó là cảm xúc của mẹ bầu.
Khi mẹ gặp các cảm xúc quá căng thẳng hay hạnh phúc cũng có thể tác động lên thai nhi. Nếu mẹ chỉ gặp những cơn gò nhẹ mà không đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm khác như chảy máu, đau bụng, choáng váng,… thì không cần lo ngại.
Thêm một lý do nữa, mẹ cũng có thể đang bị táo bón. Hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng, do vị trí ở gần tử cung nên cũng vô tình làm ảnh hưởng đến tử cung. Do vậy, ở giai đoạn này, tốt hơn hết là mẹ nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giúp tiêu hóa mượt mà hơn, các cơn gò bụng cũng dễ chịu hơn cho mẹ.
Một số dạng gò méo bụng mẹ có thể trải qua
Gò sinh lý
Gò sinh lý thường xuất hiện kể từ tháng thứ 4, với tần số đều đặn và thường kéo dài khoảng 30 giây. Mẹ sẽ cảm giác căng cứng ở bụng dưới chứ không qua đau đơn. Nhìn chung là không nguy hiểm cho mẹ và bé, chỉ là bé đang đạp hoặc xoay người.
Gò sớm
Khi mẹ chỉ mới đang ở tuần 27 mà bị gò thì phải tuyệt đối cẩn thận bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Cơn gò này kéo dài khá lâu, đều đặn từ 10 đến 12 phút/cơn. Không những làm cho bụng căng cứng, mà mẹ còn có thể rỉ ra máu. Nếu ngoài cơn gò, mẹ còn nhìn thấy các triệu chứng nguy hiểm khác thì nên đến bệnh viện ngay.
Gò chuyển dạ
Gò chuyển dạ không theo chu kỳ mà xảy ra dồn dập, tăng dần về cường độ. Điều này hỗ trợ cho tử cung mở rộng chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi. Gò chuyển dạ có 2 giai đoạn: Chuyển dạ sắp sinh và chuyển dạ thật sự.
Giảm thiểu tình trạng gò méo bụng
Nghỉ ngơi
Như đã nói, cảm xúc của mẹ sẽ ảnh hưởng lên bé. Vì vậy mẹ cần nghỉ ngơi, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và giữ cho tinh thần ổn định nhất có thể, tránh những cảm xúc buồn vui quá mạnh mẽ.
Ngoahi ra, tắm nước ấm có thể giảm các cơn đau đớn do gò méo bụng.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là tập yoga sẽ giúp mẹ hạn chế nhất có thể những cơn gò méo bụng, ngoài ra khi cơn gò đến, mẹ sẽ cảm thấy đỡ khó chịu và căng tức hơn.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.