Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt rất phổ biến đối với các bé sơ sinh từ 0 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Ở giai đoạn non yếu này, việc đi vệ sinh có sủi bọt sẽ khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy hiện tượng đi ngoài có sủi bọt của bé tuy phổ biến nhưng có phải là bình thường?
Hiện tượng bé đi ngoài có bọt
Trong giai đoạn còn bú sữa mẹ, bé có thể đi ngoài hơn 5 lần trong ngày. Sữa mẹ là chất lỏng, vì thế phân của bé cũng vì thế mà có tính mềm nhũn, nếu màu sắc ngả vàng hoàn toàn có thể khiến mẹ hiểu lầm bé bị tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh thật sự bị tiêu chảy khi bé đi ngoài trên 10 lần trong ngày, và đặc biệt là phân kèm theo bọt. Bên cạnh đó bé cũng không vui vẻ mà sẽ quấy khóc vô cớ, mệt mỏi, tiêu cực nhiều hơn.
Một phần của việc đi ngoài có bọt cũng là do hệ tiêu hoá của bé còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện và hệ miễn dịch còn kém. Đi ngoài có bọt kèm các triệu chứng bất thường từ bé thì mẹ nên cho bé đi thăm khám kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu bé đi ngoài phân có bọt nhưng tần suất đi không tăng bất thường, bé vẫn ăn ngủ tốt, ham bú mẹ và đùa giỡn,… thì cha mẹ có thể tạm yên tâm, vì hệ tiêu hóa của bé chỉ còn non kém, hiện tượng này sẽ được cải thiện dần dần. Thậm chí là sau vài ngày bé sẽ hoàn toàn bình thường.
Hiện tượng bé đi ngoài dạng phân bất thường khác
Nếu bé quấy khóc, sụt cân, bỏ bú thì có thể con đã mắc chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Bố mẹ cần cho bé đi thăm khám ngay. Đặc biệt khi thấy phân của bé có các dấu hiệu như:
- Xanh sẫm, lẫn chất nhầy
- Phân cứng, kèm nhầy, có thể bé đang bị táo bón
- Phân bã đậu, màu xanh và lẫn dịch nhầy, có thể bé bị nhiễm trùng đường ruột.
Nguyên nhân đi ngoài sủi bọt ở trẻ sơ sinh
Rối loạn đường ruột
Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa phát triển toàn diện, đặc biệt khả năng đề kháng kém sẽ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Thông thường, vi khuẩn luôn tồn tại trên nhiều loại vật dụng sử dụng hàng ngày cho bé như bình sữa, đồ chơi,… thậm chí ti mẹ nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng khiến bé bị tiêu chảy khi bé ngậm ti mẹ.
Cho bé uống quá nhiều sữa công thức
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và được sử dụng phổ biến nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé trong 36 tháng đầu đời.
Tuy nhiên, dù sữa công thức có tốt đến đâu thì vẫn không thể thay thế sữa mẹ. Không phải bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng tiêu thụ được sữa công thức vì ngoài thành phần chính, lacoste trong sữa công thức lại khá nhạy cảm với hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu vì thế chưa đủ đáp ứng để tiêu hóa sữa bột pha sẵn, thay vì sữa mẹ.
Chuyển từ bú sữa sang ăn dặm
Vì trong các tháng đầu đời, bé chỉ tiêu thụ sữa mẹ nên khi tiếp cận các loại thức ăn dặm làm cho hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi và phản ứng khiến trẻ bị tiêu chảy. Đây cũng là phản ứng khá tự nhiên không đáng lo nên bố mẹ có thể yên tâm, khi hệ tiêu hóa trẻ hoàn thiện dần dần sẽ hết hiện tượng này. Mẹ cũng nên chú ý các triệu chứng khác như sốt, quấy khóc từ bé vì có thể bé dị ứng với thành phần trong thức ăn dặm.
Những cách phòng tránh tình trạng bé đi ngoài sủi bọt
Đảm bảo các loại vật dụng xung quanh bé sạch sẽ
Đây là điều quan trọng nhất vì vi khuẩn thông qua món đồ của bé để vào trực tiếp hệ tiêu hóa của bé. Bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các vật dụng liên quan trực tiếp đến bé như bình sữa, đồ chơi… bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng của mẹ
Trong giai đoạn còn bú mẹ, sữa sẽ được thay đổi thành phần theo chế độ dinh dưỡng của mẹ, từ đó trẻ nhỏ hấp thụ sữa cũng sẽ hấp thụ các chất này. Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý có thể khiến bé gián tiếp bị tiêu chảy.
Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé
Khi trẻ ăn dặm, cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin, chất xơ từ rau củ quả tươi. Điều này nhằm tăng sức đề kháng, cũng như góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé tốt hơn.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.