Hiện nay, lượng người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Cần phải khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để phòng và phát hiện điều trị bệnh tiểu đường kịp thời. Vậy chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường là bao nhiêu, chỉ số bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày sẽ làm thay đổi liên tục nồng độ glucose trong máu. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv..
Chỉ số đường huyết được chia làm 4 loại: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h, đường huyết sau ăn 2h và đường huyết bất kỳ. Đường huyết được thể hiện thông qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết đói là gì?
Là chỉ số được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đấy bạn chưa hề ăn hay uống bất kỳ thứ gì. Chỉ số đường huyết đói bình thường là ở khoảng giữa 3.9 mmol/l đến 5.5 mmol/l. Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường sẽ cao hơn con số trên và dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, lúc đo đường huyết đói sẽ mang lại kết quả chính xác nhất đo lường được hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân mắc tiểu đường.
Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết của người bình thường là:
- Đường huyết lúc đói: < 100mg/dL (<5,6 mmol/l)
- Đường huyết sau bữa ăn: < 140 mg/dL (<7,8 mmol/l)
- Đường huyết bất kỳ: < 140mg/dL (<7,8 mmol/l)
- HbA1C: < 5,7%
Chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Đối với đo chỉ số đường huyết lúc đói thì bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ được uống nước lọc. Nhịn ăn qua đêm từ 8-14 tiếng. Sau khi lấy máu, bác sĩ sẽ tiến hành đo mức glucose ở trong mẫu máu. Nếu đường huyết lúc đói ở dưới 3.9 mmol/l (70mg/dL) là thấp. Biểu hiện của người hạ đường huyết là: đói cồn cào, tay chân run rẩy, choáng váng, đổ mồ hôi,… trong trường hợp này chỉ cần uống một chút nước hoặc ăn một viên kẹo là có thể bình thường lại được.
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường cao bao nhiêu còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh, những bệnh nhân đã mắc bệnh lâu năm thì chỉ số đường huyết sẽ cao hơn mức của người vừa mới mắc bệnh.
Thời gian xét nghiệm đường huyết định kỳ là bao lâu?
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nếu trên 45 tuổi và chưa có triệu chứng hay khả năng bị tiểu đường thì nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2-3 năm 1 lần. Nhưng cũng có thể đi xét nghiệm 1 năm 1 lần nếu như bạn có trong trường hợp dưới đây:
- Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
- Người đang bị tiểu đường thai kỳ hay sinh con trên 4kg
- Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hoặc đang điều trị cao huyết áp
- Có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL
- Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
- Có tiền sử bệnh tim mạch
- Đề kháng insulin hay các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng insulin.
Trong trường hợp đặc biệt là bạn bị tiền tiểu đường thì nên kiểm tra lượng đường huyết định kỳ hàng tháng theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp đã mắc bệnh tiểu đường thì cần khám tối thiểu 2 tháng 1 lần.
Cách để duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh về đường huyết thì bạn nên làm những điều sau:
- Bổ sung thực phẩm rau xanh và đỏ tươi: Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;
- Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài phải xem bầu 1 tháng
Đừng bỏ qua thai 35 tuần
Hãy xem bài này thai 15 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 15 tuần
Bài viết hay sữa chua cho bé 7 tháng
Bạn nên xem mẹ bầu không nên ăn gì
Đừng bỏ lỡ mang thai tháng đầu nên ăn gì
Nội dung đáng chú ý biểu hiện mang thai tuần đầu
Bài viết hữu ích thực đơn cho bà bầu
Đáng chú ý thai 6 tuần
Tìm hiểu thêm thai 27 tuần
Phải xem thai 2 tuần
Nên tìm hiểu có bầu nên ăn gì
Top bài hay bụng bầu ngồi có ngấn không
Bài viết SEO biểu hiện có thai tuần đầu
Nội dung cần xem bầu 34 tuần
Bài phải xem thực đơn bà bầu
Đừng bỏ qua thai 6 tháng
Hãy xem bài này thai 35 tuan
Chia sẻ hay mới có thai nên kiêng gì
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.