Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ có khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các kết cục xấu cho mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai, bào thai và nhau thai sản xuất ra các hormon làm cơ thể mẹ có sự kháng lại insulin của cơ thể. Ở hầu hết các phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ mức đường máu bình thường. Những thai phụ có nguy cơ của tiểu đường thai kỳ như:
– Thừa cân hay béo phì.
– Di truyền bệnh tiểu đường từ gia đình.
– Tiền căn về bệnh sản khoa.
– Tiền căn có hội chứng buồng trứng đa nang.
– Thuộc các sắc dân: latinh/Tây Ban Nha, Mỹ gốc Á, thổ dân Châu Mỹ, Cư dân quần đảo Thái Bình Dương.
– Đường huyết khi đói trên 85 mg/dl.
– Tiền tiểu đường: đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán đái tháo đường. Có 2 dạng: rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết đói.
Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, một hormone giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào và sử dụng nó để tạo năng lượng cho cơ thể.
Cách nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ
- Đi tiểu nhiều lần trong một ngày
- Khát nước liên tục.
- Mờ mắt, mệt mỏi.
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
- Ngủ ngáy
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai kỳ có nguy cơ gặp phải một số kết cục xấu như sảy thai, sinh non, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, thai to hoặc thai chậm tăng trưởng. Mẹ bầu cũng tăng nguy cơ mắc phải tiền sản giật, mổ lấy thai…
Sau sinh, trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết, vàng da. Nguy cơ suy hô hấp sau sinh cũng tăng lên ở những trẻ có mẹ bị ĐTĐ thai kỳ. Ở trong tương lai cả hai mẹ con sẽ tăng khả năng mắc phải ĐTĐ type 2.
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
- Thay đổi chế độ ăn (liệu pháp dinh dưỡng), chế độ tập luyện và điều chỉnh cân nặng. Khoảng 70- 85% bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có thể điều chỉnh được mức đường máu trở về bình thường bằng chế độ ăn và lối sống hợp lí mà không cần sử dụng thuốc ( Cần sự tư vấn hợp lý đến từ các chuyên gia Dinh dưỡng lâm sàng).
- Hạn chế hấp thu chất béo xuống dưới 40% lượng calo mỗi ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% tổng số chất béo bạn ăn.
- Thay các bữa ăn nhẹ có đường như bánh quy, bánh ngọt và kem bằng các loại trái cây, thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời lưu ý khối lượng ở mỗi khẩu phần ăn.
- Sử dụng dầu ăn oliu thay thế cho các dầu thực, động vật khác.
- Tập thể dục khi có sự cho phép của bác sĩ.
- Vận động mỗi ngày 30 phút, đi bộ, hoặc bơi lội, đạp xe. Nên nhớ là vận đọng nhẹ chứ không được quá sức nhé.
- Mức độ tăng cân trong thai kì cũng cần kiểm soát, không nên tăng cân quá nhanh và nhiều: tăng từ 12,5- 18 kg trong thai kì với phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m²; 11,5- 16 kg với BMI trước mang thai 18,5- 24,9; 7- 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25- 29,9; 5-9kg với người BMI > 30.
Mục tiêu đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thai kì theo ADA 2017:
- ĐH đói ≤ 5.3 mmol/l
- ĐH sau ăn 1h ≤ 7.8 mmol/l
- ĐH sau ăn 2h ≤ 6.7 mmol/l
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Nên tìm hiểu bầu 36 tuần
Top bài hay bầu 20 tuần
Bài viết SEO sữa cho bé sơ sinh
Nội dung cần xem sữa bầu tốt
Bài phải xem mới có thai nên ăn gì
Đừng bỏ qua bầu 22 tuần
Hãy xem bài này thai nhi 19 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 30 tuần
Bài viết hay dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Bạn nên xem bầu 8 tháng
Đừng bỏ lỡ bầu 30 tuần
Nội dung đáng chú ý bầu 12 tuần
Bài viết hữu ích thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Đáng chú ý thai 36 tuần
Tìm hiểu thêm thai 26 tuần là mấy tháng
Phải xem sữa tươi không đường cho bà bầu
Nên tìm hiểu sữa cho trẻ biếng ăn
Top bài hay sữa bầu nào tốt
Bài viết SEO mẹ bầu bị tiêu chảy
Nội dung cần xem bầu 18 tuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.