Nhịp tim chính là số lần tim bạn đập mỗi phút. Người bình thường khác nhau cũng có nhịp tim khác nhau, tùy vào giới tính và độ tuổi, tần số và tính đều đặn của nhịp tim. Nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng vì đây là thước đo thể hiện tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Đó là lý do bạn luôn được đo nhịp tim khi kiểm tra sức khỏe định kỳ và trước khi làm các phẫu thuật. Vậy nhịp tim là gì? Kiến thức về nhịp tim có thể giúp bạn theo dõi và phát hiện các vấn đề về sức khỏe.
Cách kiểm tra nhịp tim
Thông qua bắt mạch, những vị trí bạn có thể đếm được nhịp tim:
-cổ tay
-phía trong khuỷu tay
-cổ, đỉnh của mu bàn chân
-chính giữa nếp bẹn
Thông thường tần số mạch sẽ bằng với tần số tim. Dùng ngón trỏ và ngón giữa của bạn bắt mạch ở cổ tay, hãy đếm số nhịp trong 60 giây để có kết quả chính xác nhất.
Lưu ý, nhịp tim được đo lúc nghỉ ngơi, đây gọi là “nhịp tim lúc nghỉ” tức là khi bạn ngồi hoặc nằm và khi bạn ở trạng thái tĩnh nhất và không bị bệnh.
Nhịp tim bình thường
Tần số của nhịp tim bình thường dao động từ 60 – 100 nhịp mỗi phút. Nhưng tần số tim thấp hơn 60 cũng đừng vội lo lắng vì không có nghĩa bạn đang có vấn đề về sức khỏe.
Những người thường tham gia các hoạt động thể chất hoặc vận động viên, thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn (đến 40). Lý do là bởi cơ tim không cần phải làm việc nhiều vì cơ tim khỏe hơn người bình thường. Hoạt động thể chất vừa phải thường không khiến nhịp tim lúc nghỉ có sự chênh lệch quá lớn.
Yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Nhiệt độ: nhiệt độ lệch hơn bình thường, tim sẽ bơm máu nhiều hơn một chút để đảm bảo tất cả cơ quan đều nhận được oxy. Nhưng sự chênh lệch này không quá 5 nhịp mỗi phút.
Thay đổi tư thế: Ở tư thế ngồi, nằm, đứng, mạch của bạn thường giống nhau. Đôi khi bạn đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột, nhịp tim sẽ chênh lệch một chút, nhưng sau một vài phút sẽ ổn định lại.
Tâm trạng: Khi căng thẳng, lo lắng, nhất là hồi hộp, nhịp tim thường thường tăng hơn so với bình thường.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc ức chế có xu hướng làm chậm nhịp tim của bạn.
Luyện tập thể dục: Như đã nói, khi luyện tập thể dục nhiều, nhịp tim lúc nghỉ sẽ thấp hơi, điều này giúp tim không phải họa động quá nhiều và gia tăng tuổi thọ hoạt động của tim.
Nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm có tần số thấp hơn nhịp tim bình thường, cụ thể là thấp hơn 60 nhịp/ phút. Ở người khỏe mạnh và hay luyện tập thể thao, nhịp tim chậm là biểu hiện của tình trạng sức khỏe rất tốt. Ở người lười vận động thì đó là dấu hiệu bất thường của cơ thể, thường có các biểu hiện đi kèm:
- Chóng mặt, khó thở.
- Đau ngực, hồi hộp.
- Hay mệt mỏi.
- Dễ ngất xỉu, hết hồn
Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh là nhịp đập loạn, nhanh bất thường, đánh trống ngực trong khoảng vài giây đến vài phút. Biểu hiện này là bình thường nếu bạn lười vận động nhưng lại đột ngột vận động quá mạnh như chạy nhanh, nhảy cao,… Nhưng nếu kèm các biểu hiện như bên dưới là dấu hiệu của bệnh tật:
- Khó thở, hụt hơi.
- Hay lo lắng, hồi hộp.
- Lồng ngực rông lên.
- Đau thắt ngực.
- Chóng mặt
Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn nhịp tim
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn mỡ máu.
- Thừa cân béo phì.
- Cường giáp.
- Tiểu đường.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay sữa chua cho bé 7 tháng
Bạn nên xem mẹ bầu không nên ăn gì
Đừng bỏ lỡ mang thai tháng đầu nên ăn gì
Nội dung đáng chú ý biểu hiện mang thai tuần đầu
Bài viết hữu ích thực đơn cho bà bầu
Đáng chú ý thai 6 tuần
Tìm hiểu thêm thai 27 tuần
Nên tìm hiểu có bầu nên ăn gì
Top bài hay bụng bầu ngồi có ngấn không
Bài viết SEO biểu hiện có thai tuần đầu
Nội dung cần xem bầu 34 tuần
Bài phải xem thực đơn bà bầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.