Đa phần bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi và thường chúng không có nguyên nhân. Khoảng 10% tình trạng có xuất hiện nguyên nhân, còn được gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp nguyên phát
Khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao mà không xác định được nguyên nhân.
Cao huyết áp mang tính gia đình, nhiều người trong gia đình sẽ cùng mắc tình trạng này, khi lớn tuổi hoặc bạn mắc bệnh đái tháo đường. Nó có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn quá mặn sử dụng nhiều muối, sử dụng hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, dư cân béo phì, ít vận động thể thao và có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Tăng huyết áp thứ phát
Khi xác định được nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này sẽ chiếm khoảng 10% ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có khả năng hết bệnh sẽ cao hơn. Các nguyên nhân thường gặp là:
- Bệnh thận là nguyên nhân thường gặp hàng đầu trong tăng huyết áp thứ phát.
- Bệnh lý ở tuyến thượng thận, là một tuyến nội tiết nằm phía trên thận mỗi bên, tiết ra các hormone điều hòa lượng muối và nước, huyết áp của cơ thể. Nếu u của tuyến này trở nên bất thường các hormone sẽ làm huyết áp tăng cao. Điều trị cắt bỏ khối u có thể giúp chữa khỏi bệnh huyết áp cao, không cần uống thuốc lâu dài hoặc lượng thuốc uống ít lại.
- Một số bệnh lý nội tiết khác nhau cũng khiến cho huyết áp tăng như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,…
- Một số loại thuốc uống như corticoide (điều trị bệnh viêm khớp, bệnh Lupus, hen suyễn, dị ứng,..), thuốc kháng viêm, giảm đau, hormone thay thế hoặc thuốc tránh thai,…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Triệu chứng thường gặp khi bị cao huyết áp
Người bệnh hay có biểu hiện như: Nhức đầu, nặng đầu, mỏi gáy, chóng mặt, nóng phừng mặt
Tuy nhiên, có khoảng hơn 30% trường hợp người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khi đã có các biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì huyết áp thường có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh tăng huyết áp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau:
- Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim…
- Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não, giảm trí nhớ,..
- Biến chứng ở thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.
- Biến đổi mạch máu ở đáy mắt, có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù.
- Bệnh động mạch ngoại biên ở hai chân: do xơ vữa mạch máu gây nên hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở cả hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là chuyển sang loét.
Cao huyết áp thường được gọi với một cái tên là “sát thủ vô hình” Bởi những triệu chứng của nó rất mờ nhạt với những chứng bệnh khác, thế nhưng đây lại là một trong nhưng căn bệnh để lại di chứng hay nặng hơn là lấy đi mạng của mọi người một cách thầm lặng và nhanh chóng. Vì thế để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì bạn cần phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao cuộc sống của mình hơn đấy.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.