Sau thời gian mong mỏi chờ đợi “thiên thần” của mình. Bạn có những dấu hiệu “bất thường” nhưng bạn chưa chắc chắn là mình mình có mang thai hay không. Dưới đây là một triệu chứng mang thai mà bạn nên biết để biết mình mình có tin vui hay không .
1. Thay đổi ở vùng ngực
Những triệu chứng mang thai rõ ràng nhất của một phụ nữ là ngực sưng và đau, núm vú thâm đen và nhô ra, quầng vú to hơn. Nguyên nhân là do vùng ngực thay đổi hình dạng và kích thước đo lượng hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao.
May mắn thay, sau 3 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất, do cơ thể bạn đã có thể tự điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của nội tiết tố.
2. Đi tiểu nhiều lần
Nếu bạn thường xuyên phải đi tiểu đêm, đây có thể là triệu chứng mang thai sớm , vì sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) và sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang.
3. Buồn nôn
Khoảng 2/3 phụ nữ có triệu chứng mang thai bị buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm có thai trong 1-2 tuần đầu. Đến đầu tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng giảm dần và biến mất hoàn toàn. Chỉ có một số ít phụ nữ mang thai bị “buồn nôn” sau khi sinh. “
4. Mệt mỏi
Khi bạn có triệu chứng mang thai , khi đó nồng độ progesterone trong máu bắt đầu tăng lên và liên tục tăng trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Progesterone là chất duy trì nội tiết của thai kỳ, ngăn chặn co bóp tử cung giúp tăng cường khả năng miễn dịch sớm.
Tuy vậy, sự gia tăng đột ngột của progesterone vào giai đoạn tiền mang thai sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và đôi chút mệt mỏi.
5. Táo bón
Một lần nữa, progesterone lại được đặt tên khi giải thích cho triệu chứng mang thai. Progesterone làm chậm sự chuyển động ruột và dẫn tới táo bón. Để khắc phục, hãy chắc chắn bạn cung cấp đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần (2 – 2,5 lít/ngày) , ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
6. Tâm trạng thất thường
Thay đổi tâm trạng khi mang thai là triệu chứng mang thai khá phổ biến, một phần là vì những thay đổi nội tiết tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hoá học trong não) . Mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với sự thay đổi nội tiết. Một số mẹ cảm thấy hạnh phúc, trong khi nhiều người lại thay đổi cảm xúc, trở nên bi quan và chán chường.
Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai, không thể khống chế những cơn stress, lo lắng, buồn chán thì nên tìm đến bác sĩ tư vấn để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang thai.
7. Đau lưng
Khi có triệu chứng mang thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai nhi nên chị em sẽ cảm nhận được nhiều cơn đau ở phần sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần thì những cơn đau lưng cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
8. Thay đổi khẩu vị
Nếu một buổi sáng thức dậy, bạn bị buồn nôn khi nhìn thấy tô cháo yến mạch mình yêu thích, hay đòi ăn chiếc sandwich kẹp bơ mà trước đây chưa hề làm, rất có thể bạn đã có em bé.
Hormone hCG tăng cao trong khoảng giai đoạn đầu mang thai sẽ khiến bạn bị kích thích ham muốn thèm ăn ở một loại thực phẩm, song không mấy dễ chịu với nhiều thứ khác. Nhạy cảm với mùi cũng là 1 cách nhận biết khá phổ biến với những mẹ có triệu chứng mang thai
9. Đầy hơi
Khi “làn sóng” progesterone trỗi dậy mạnh, nó sẽ gây nên sự xáo trộn lớn trong cơ thể bạn. Một trong số đó là khiến cho các cơ bắp, bao gồm cả cơ trong bụng, trở nên “lười biếng” hơn. Do đó, quá trình tiêu hoá sẽ chậm hơn, tạo nên chứng đầy hơi và ợ nóng.
10.Đau bụng âm ỉ
Khi có bầu, những cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện tương tự như chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, chóng mặt, buồn nôn, căng tức ngực. ..
Trên đây là một số triệu chứng mang thai của các mẹ bầu thường gặp nhất. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên thì chúc mừng bạn. Bạn chuẩn bị sắp đón một thiên thần nhỏ bé của mình chào đời rồi đấy.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.