Khi mang thai các mẹ sẽ thường xuyên gặp phải một số cơn đau bụng nhất định, khác với cơ thể bình thường khi mang thai các bà bầu phải đặc biệt lưu tâm khi gặp bất kỳ cơn đau nào.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một số triệu chứng đau bụng khi mang thai mà các mẹ cần biết để cơn đau nào là vô hại cơn đau nào là có hại để kịp thời xử trí.
Theo các bác sĩ phụ sản chuyên khoa đã nhấn mạnh, thai phụ cần liên lạc ngay với bác sĩ nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào như sốt, ớn lạnh, bị ra máu, đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực (mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời), đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn hoặc đi tiểu ra máu, chóng mặt hoặc cảm thấy như sắp ngất xỉu, các cơn co thắt hay còn gọi là cơn gò 4 lần trong một giờ.
Đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu đã chuyển dạ (nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai rất có thể đây là dấu hiệu của sinh non)
Theo một số phân tích, triệu chứng đau quặn bụng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.
Triệu chứng nhận biết mang thai
Đau dạ dày
Nồng độ progesterone thường tăng cao trong thai kỳ (một loại hormone làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa). Làm cho quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến đầy hơi và táo bón cả 2 triệu chứng này đều thường mang lại cảm giác đau quặn bụng cho các mẹ bầu.
Đau bụng sau khi cực khoái
Triệu chứng này là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái trong khi quan hệ. Đây là loại đau bụng vô hại nên hoàn toàn không phải là lý do để ngừng việc quan hệ tình dục khi mang thai.
Máu lưu thông đến tử cung
Cơ thể buộc phải gửi nhiều máu hơn bình thường đến tử cung khi phụ nữ mang thai, vì vậy có thể dẫn đến cảm giác áp lực đè nặng trong khu vực tử cung. Các mẹ bầu nên nằm xuống hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm những cơn đau này.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể sẽ không có triệu chứng, nhưng thường gây đau ở vùng chậu. Các triệu chứng khác như nước tiểu có mùi hôi, có vẩn đục hoặc máu; đau và rát khi đi tiểu; nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Một đợt kháng sinh ngắn sẽ giúp cải thiện rất tốt tình trạng này.
Tuy nhiên đối với triệu chứng đau quặn bụng và đau bụng trong các mốc giai đoạn mang thai quý 1 và 2 của thai kỳ, các bác sĩ nhấn mạnh đó có thể là dấu hiệu của thai làm tổ, thai ngoài tử cung hoặc nguy hiểm hơn là khả năng sảy và dọa sảy thai.
Thai làm tổ
Giai đoạn sớm của thai kỳ, có thể là trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị đau bụng giống như đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.Bụng dưới đau nhẹ và ra máu âm đạo ít là kết quả của trứng đã được thụ tinh gắn vào thành tử cung.
Mang thai ngoài tử cung
Nếu trứng đã thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi tử cung, có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thai ngoài tử cung gây nhiều triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo, đau vai, chóng mặt và ngất xỉu. Mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Sảy và dọa sảy thai
Bụng đau quặn có thể dẫn đến dọa sảy thai và sảy thai, thường sẽ đau bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Đa số các trường hợp sảy thai thường xảy ra trong quý 1 của thai kỳ thậm chí có thể xảy ra trong quý 2. Triệu chứng sảy thai quan trọng nhất cần chú ý đó là chảy máu âm đạo. Khác với việc đau bụng khi quá trình làm tổ diễn ra, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và nặng hơn theo thời gian.
Ngoài ra, trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ còn có một số triệu chứng đau bụng khác như:
Cơn co Braxton Hicks
Những cơn đau co thắt này thường diễn ra vào khoảng tuần 20 của thai kỳ. Các cơn co thắt này tương đối ngắn (chỉ vài giây) và không đều.
Rau bong non
Nếu rau thai tách ra khỏi tử cung trước khi em bé ra đời, có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo ở mẹ bầu.
Tiền sản giật
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do huyết áp cao trong thai kỳ. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm đau đầu dữ dội, thị lực thay đổi, buồn nôn hoặc nôn, tay và mặt bị sưng, khó thở.
Tiền sản giật là triệu chứng được xếp vào dạng nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào để được khám chữa kịp thời.
Đau bụng khi chuyển dạ
Các cơn đau do chuyển dạ sẽ diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây, tần suất các cơn đau thường diễn ra gần nhau và mạnh mẽ hơn theo thời gian. Nếu các cơn đau thắt diễn ra cứ 10 phút một lần liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian thì rất có thể là dấu hiệu mẹ bầu đã chuyển dạ.
Trên đây, là một số triệu chứng đau bụng khi mang thai mà các mẹ bầu nên quan tâm để có thể nhanh chóng xử lý các trường hợp nguy hiểm kịp thời. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và trọn vẹn nhé!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.