Táo bón khi mang thai là triệu chứng ma hấu hết bà bầu nào cũng gặp phải và gây khá nhiều khó chịu đến cơ thể, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nguyên nhân do đâu và nên có chế độ ăn uống như thế nào là khoa học? Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây chứng táo bón khi mang thai
Táo bón 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn mà mẹ bầu rất dễ bị táo bón, là bởi vì:
- Ốm nghén quá nhiều: Khi có bầu mà lại bị ốm nghén sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu bị mất nước, và khi thiếu nước thì tình trạng táo bón khi mang thai rất dễ xảy ra.
- Do nội tiết tố bị thay đổi: Khi bước vào thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra hormone progesterone nhiều hơn lúc bình thường. Điều này làm cho hệ tiêu hóa và đường ruốt của mẹ bầu suy yếu và dẫn đến táo bón.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu ăn uống không đủ chất, thiếu chất xơ, thiếu nước thì táo bón khi mang thai là điều mà mẹ nào cũng khó tránh khỏi.
- Không thường xuyên vận động: Tâm lý khi mới mang thai, chị em nào cũng rất nhẹ nhàng và cẩn thận trong việc đi lại, từ đó trở thành thói quen trong việc hạn chế vận động. Từ đó dẫn đến chứng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.
Táo bón trong 3 tháng giữa chu kỳ
- Không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Ít vận động, ngồi quá nhiều.
- Thai nhi phát triển mạnh và đang dần to lên, điều này làm cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ép lại và dẫn đến táo bón.
Táo bón 3 tháng cuối
Cơ thể vẫn tiếp tục tiết ra các loại hormone thai kỳ để hỗ trợ các cơ, vùng chậu được thả lỏng hơn và giúp cho em bé phát triển tốt nhất, cũng như quá trình chuyển dạ của mẹ bầu dễ dàng hơn. Nhưng, những lợi ích trên lại có nhược điểm là làm cho hệ tiêu hóa đào thải khó khăn hơn và gây nên táo bón.
Cách điều trị táo bón khi mang thai
Bổ sung đủ nước
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường. Khi không nạp đủ nước, không chỉ gây nên chứng táo bón mà còn làm cho cơ thể của bà bầu suy giảm, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, bổ sung đủ nước từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày là cách tốt nhất. Ngoài ra, khi mang thai, chị em cần tránh các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe như: cà phê, trà, nước uống có gas, cồn.
Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ chứng táo bón
- Chuối: Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất xơ và rất tốt cho sự co bóp của đường tiêu hóa. Vì vậy mà, bổ sung 1 quả chuối cỡ vừa là mỗi mẹ bầu đã bổ sung cho mình được 3g chất xơ rồi đấy. Ngoài ra, chuối còn cung cấp nhiều vitamin B6 giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
- Súp lơ xanh: Đây là thực phẩm rất tốt đối với mẹ bầu. Bổ sung dồi dào chất xơ, vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu chất chống oxy hóa, cực tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu.
- Táo: Đây là loại trái cây chứa nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan trong táo còn điều chỉnh được lượng cholesterol, vì vậy hãy ăn cả vỏ để không lãng phí lượng chất xơ đó nhé.
- Quả bí ngô: Không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn chứa các loại chất dinh dưỡng khác như: Vitamin E – B6, Sắt, Folate… Bí ngô còn giúp cho mẹ bầu giảm stress, tinh thần thỏa mái, vui vẻ.
- Các loại đậu: Ngăn chặn lượng đường tăng, cực tốt cho bà bầu nào bị đái tháo đường thai kỳ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về táo bón khi mang thai. Hi vọng các mẹ bầu sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như có biện pháp điều tri táo bón kịp thời. Chúc mẹ bầu mạnh khỏe, thai nhi phát triển tốt.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.