Những mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai là một trong những biểu hiện thường gặp. Theo bình thường thì các cơn đau bụng có thể là vô hại, nhưng trong một số trường hợp những cơn đau có thể cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy các mẹ bầu cần nên tìm hiểu rõ hơn và có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu đau bụng dưới
Đau bụng trong giai đoạn thai kỳ thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nó có thể là nguy hiểm hoặc không. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm khi đang mang thai:
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Khi đau bụng hơi nhói hoặc đau râm rang khó chịu trong khoảng thời gian đầu quá trình mang thai, đây chính là sự hình thành và làm tổ. Hiện tượng này là bình thường và xảy ra ở nhiều thai phụ, nó sẽ mất đi trong khoảng vài ngày sau đó.
Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Thai nhi đạp bụng mẹ là điều rất bình thường và có thể bắt gặp ở bất cứ mẹ bầu nào. Đây là một hiện tượng xảy ra thường lệ và minh chứng cho việc em bé đang phát triển rất tốt.
Khi đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh hơn, ở thành bụng các mẹ sẽ trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Lúc đó, sẽ có cảm giác vùng bụng dưới của mẹ bị đau rất rõ rệt nhưng sẽ không kéo dài lâu và sẽ dần biến mất.
Thai phụ ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng
Tử cung của người phụ nữ chịu rất nhiều áp lực khi thai nhi tác động lên, điều này vô tình làm cho bà bầu gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Do đó, khi đó chỉ cần một chế độ ăn và uống không hợp lý cũng có thể sẽ khiến các mẹ bầu đau bụng dưới.
Đau bụng dưới do bị táo bón
Táo bón khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Khi đấy, các mẹ bầu đau bụng dưới trong một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân thường gặp là do sự thay đổi của hormone khi mang bầu, dẫn đến sự làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, hoặc có thể do thai nhi đang lớn lên, gây một sức ép lên dạ dày với ruột, làm cho hệ tiêu hóa bị yếu từ đó khiến cho bà bầu đau bụng dưới.
Cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)
Những mẹ bầu đang ở giai đoạn những tháng cuối kỳ thường thấy sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks – diễn ra trong khoảng một giờ. Cơn gò này có thể sẽ co thắt, thường gọi là cơn đau đẻ giả và xảy ra không thường xuyên, không theo bất cứ chu kỳ nào. Những cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích nếu các mẹ vận động quá mạnh.
Dấu hiệu của sắp sinh
Ở những tháng cuối của thai kỳ khi bị đau bụng dưới thì đó cũng có thể là dấu hiệu đứa bé của bạn đang muốn chào đời. Nó không giống như những cơn gò Braxton Hicks, nếu mẹ thấy cơn đau bụng thường xuyên, kèm theo bị rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và cả đau lưng, thì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần di chuyển đến bệnh viện ngay.
Căng dây chằng dẫn đến đau bụng thai kỳ
Khi căng dây chằng dẫn tới đau ở một hay cả hai bên bụng dưới và cả ở háng, nó thường xuất hiện ở quý II của thai kỳ. Trong giai đoạn này, những sợi dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi to của thai nhi qua từng ngày.
Cơn đau này khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như trong lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hay khi no hay lúc bước ra khỏi bồn tắm.
Đau bụng sau khi cực khoái
Đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau lưng dưới) là phổ biến và vô hại trong thai kỳ có nguy cơ thấp và hoàn toàn không phải là lý do để ngừng tận hưởng tình dục. Nó là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái
Cách xử lý khi bị đau bụng dưới lúc mang thai
Trong khoảng thời gian mang thai nếu tình trạng mẹ bầu đau bụng dưới thường xuyên, thì nên cần bình tĩnh và xác định rõ nguyên nhân do đâu gây ra. Tùy vào từng trường hợp, từng biểu hiện khác nhau mà các mẹ có thể áp dụng các biện pháp xử lý sao cho thích hợp.
Đối với các bà bầu đau bụng dưới do việc ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp bụng mẹ thì chúng ta nên tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên:
– Cần nghiên cứu, xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cùng với đó cần bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Chất này có rất nhiều trong rau củ quả, trái cây và một số loại ngũ cốc.
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
– Tập một số bài thể dục hay các bài yoga nhẹ nhàng, vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt.
– Khi trong khoảng thời gian sắp sinh hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt nên không vận động mạnh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Như vậy, những bà bầu đau bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh các nguyên nhân không hại thì vẫn có rất những nguyên nhân nguy hiểm cần được chú ý nhiều hơn. Nên theo dõi thai kỳ và khám thai định kỳ để chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé được tốt hơn cũng như kịp thời xử lý những tình huống không mong muốn.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Nên tìm hiểu sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi
Top bài hay sữa cho trẻ sơ sinh
Bài viết SEO sữa bột tăng chiều cao
Nội dung cần xem những dấu hiệu khi mang thai
Bài phải xem theo dõi thai kỳ
Đừng bỏ qua sữa tốt cho trẻ sơ sinh
Hãy xem bài này các loại sữa tăng cân cho bé
Chia sẻ hay trẻ biếng ăn phải làm sao
Bài viết hay sữa tươi cho bé 1 tuổi
Bạn nên xem sữa bột cho bé
Đừng bỏ lỡ có thai tháng đầu
Nội dung đáng chú ý sữa tốt cho bé
Bài viết hữu ích sữa tăng chiều cao tuổi 16
Đáng chú ý sữa dành cho trẻ chậm tăng cân
Tìm hiểu thêm thai nhi 8 tuần tuổi
Phải xem dấu hiệu có thai
Nên tìm hiểu sữa tươi tăng cân cho bé
Top bài hay sữa óc chó cho bà bầu
Bài viết SEO mang thai bao nhiêu tuần thì sinh
Nội dung cần xem hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.