Khi mẹ mang bầu 8 tuần tức là đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ và bụng của mẹ bầu có thể chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được bản thân mình thường xuyên mệt mỏi và có hiện tượng ốm nghén – đó chính là dấu hiệu của việc em bé đang phát triển nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần biết khi mẹ mang bầu 8 tuần nhé.
Hình dáng và sự chuyển động của bé
Khi bạn mang bầu 8 tuần, con bạn sẽ được coi là thai nhi và đang trong quá trình phát triển khuôn mặt. Nếu có thể nhìn kỹ, bạn sẽ thấy được sự hình thành của môi, mũi và mí mắt.
Ở giai đoạn này, cơ thể thai nhi cũng đang dần duỗi thẳng và đuôi đã dần biết mất. Các ngón chân và ngón tay đã bắt đầu chia ra, tuy nhiên có màng dính ở các kẽ ngón tay ngón chân. Đến cuối tuần thứ 8, thai nhi có thể dài đến 11.6 mm. Tim của thai nhi trong tuần 8 thường đập từ 150 – 170 nhịp/phút, nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ. Mặc dù bạn không cảm thấy, nhưng thai nhi cũng đã bắt đầu chuyển động người và chân tay.
Những thay đổi ở mẹ bầu 8 tuần
Tình trạng ốm nghén: Khoảng trên 75% phụ nữ khi mang thai có những triệu chứng của việc ốm nghén. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày tạo ra cảm giác chán nản không muốn ăn. Việc ốm nghén không có nghĩa rằng con bạn đang có điều gì bất thường, cảm giác buồn nôn thường sẽ không còn ở tuần thai thứ 12 – 14.
Mệt mỏi: Đây là một cảm giác xuất hiện ở hầu hết các bà bầu 8 tuần do thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Do đó bà bầu 8 tuần cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống điều độ để cảm thấy khỏe mạnh.
Tăng tiết dịch âm đạo: Lượng estrogen tăng đồng nghĩa với việc dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường và dịch âm đạo ngăn cho đường sinh không bị nhiễm khuẩn, vậy nên bạn không cần quá lo lắng nếu điều này xảy ra.
Tình trạng đầy hơi và táo bón: Bà bầu 8 tuần sẽ luôn cảm thấy đầy hơi do đường tiêu hoá của bạn hoạt động chậm lại và có thể xuất hiện tình trạng táo bón. Hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ để dễ tiêu hoá hơn.
Mang bầu 8 tuần là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh thì gia đình cần lưu ý một số điều sau:
- Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén hoặc ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu, khám định kỳ đúng lịch và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
- Sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ 12 để phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
- Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để có thể can thiệp giữ thai kịp thời.
- Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Trong giai đoạn này điều đặc biệt quan trọng cần nhớ đến để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu là chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Mẹ bầu 8 tuần nên bổ sung thêm sữa bầu để thai nhi Dielac Mama Gold và Optimum Mama Gold là 2 lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ bầu Việt. Sản xuất bởi tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam, Vinamilk luôn đem lại những sản phẩm chất lượng cao giúp cho người người nhà nhà an tâm sử dụng. Mẹ bầu 8 tuần chỉ cần bổ sung 2 ly sữa bầu mỗi ngày đã có thể bổ sung được những dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.
Với hương vị thơm ngon phù hợp khẩu vị của mẹ bầu, uống sữa bầu sẽ làm giảm đi tình trạng ốm nghén và ngán ăn. Trong sữa bầu của Vinamilk chứa dưỡng chất thiết yếu như: sắt, canxi, chất xơ tiêu hóa hòa tan thế hệ mới Sc-FOS, iot giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, ngoài ra còn bổ sung DHA, axit Folic,… giúp thai nhi phát triển toàn diện về mọi mặt đặc biệt là trí não. Bé con của bạn sẽ thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay mang thai tuần đầu
Bạn nên xem lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Đừng bỏ lỡ bầu 7 tháng
Nội dung đáng chú ý bầu 37 tuần
Bài viết hữu ích bầu 2 tháng
Đáng chú ý thai 40 tuần
Tìm hiểu thêm sữa cho bé trên 1 tuổi
Phải xem lượng sữa cho bé sơ sinh
Nên tìm hiểu dấu hiệu mang thai tuần đầu
Top bài hay bụng bầu 2 tháng
Bài viết SEO 3 tháng đầu thai kỳ
Nội dung cần xem triệu chứng mang thai tuần đầu
Bài phải xem thai giáo 3 tháng đầu
Đừng bỏ qua nằm ngửa bụng cứng khi mang thai
Hãy xem bài này dấu hiệu có thai tuần đầu
Chia sẻ hay bụng bầu 1 tháng
Bài viết hay bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì
Bạn nên xem bầu 3 tháng
Đừng bỏ lỡ thai 22 tuần
Nội dung đáng chú ý thai 21 tuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.