Huyết áp “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì đây là một chứng bệnh khá phổ biến ở người có độ tuổi trung niên. Những biểu hiện của nó khá phổ biến và mờ nhạt, khiến người bệnh khó nhận ra cho đến khi họ trở nặng. Ở các nước phát triển phần trăm dân số mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Dưới đây là một số thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp là gì ?
Huyết áp là áp lực máu tạo lên thành động mạch, xuất phát từ sự co bóp của tim và áp suất lên các khu vực khác nhau.
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên các thành động mạch từ 140/90 mmHg đổ lên, khi thực hiện đo tại các cơ sở y tế được xếp vào nhóm cao huyết áp.
Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp thường khó nhận biết vì triệu chứng bệnh khá khá mờ nhạt và phổ biến, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Các triệu chứng cụ thể gồm:
- Đau đầu liên tục và cảm giác bốc hỏa.
- Suy giảm thị lực như mắt nhìn kém, quáng gà, nhìn mờ,…
- Cơ thể mệt mỏi.
- Đau tức ngực kết hợp với thở gấp, khó thở,…
- Nôn ói, buồn nôn.
Phát hiện sớm qua triệu chứng bệnh hoặc thông qua các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ kịp thời đưa ra những giải pháp điều trị ngăn chặn, giúp bệnh nhân điều chỉnh lối sống phù hợp và khoa học hơn.
Cách chăm sóc người bệnh tăng huyết
Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp thì đầu tiên bạn nên lưu ý không để cho bệnh nhân tự ý ngưng thuốc hoặc uống thuốc không theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó thì người bệnh cần được đo huyết áp hàng ngày hay khi có những triệu chứng bất thường như nhức đầu, mỏi gáy, đau tức ngực …. Trước khi tiến hành đo huyết áp 30 phút người bệnh không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, cà phê hay sử dụng hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp ngay sau khi ăn hoặc lúc mới ngủ dậy bạn nhé.
Bên cạnh đó thì người bệnh cao huyết áp phải sử dụng sổ theo dõi huyết áp chi tiết, ghi lại số đo huyết áp mỗi ngày và các triệu chứng bất thường kèm theo thời điểm thuốc uống trong ngày. Khi tái khám bệnh nhân cần đưa sổ theo dõi cho bác sĩ để được đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Bên cạnh những việc điều trị trên thì việc thay đổi lối sống hằng ngày cũng cần được đặc biệt quan tâm:
- Giảm cân giảm mỡ (đối với người mắc bệnh béo phì)
- Tạo ra thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và phù hợp như, yoga, tập dưỡng sinh,…
- kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng. Bệnh nhân cần được sử dụng các loại rau củ quả nhằm bổ sung vitamin và hạn chế các thức ăn mang chất béo xấu như đồ chiên, xào.
- Giảm thiểu lượng thức uống có cồn như rượu, bia: mỗi ngày ≤ 2 đơn vị cồn tiêu chuẩn, khoảng chừng 1 lon bia hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Nếu uống đều đặn mỗi ngày một đơn vị cồn đối với nữ và 2 đơn vị cồn đối với nam giới, có khả năng giảm thiểu đột quỵ Thế nhưng nếu sử dụng qua nhiều dễ dẫn đến cao huyết áp.
- Không sử dụng thuốc lá: Người đang hút thuốc lá cần được cai thuốc và cần hỗ trợ để cai thuốc bằng cách sử dụng các chất thay thế nicotine… và dẫn có thể cần chuyên gia tham vấn điều trị cai thuốc lá.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc vấn đề tăng huyết áp cũng như các điều trị, chăm sóc người thân mắc chứng cao huyết áp. Mọi người hãy tham khảo và đưa ra những liệu trình tốt nhất cho người thân của mình nhé
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay trái cây tốt cho bà bầu
Bạn nên xem hoa quả tốt cho bà bầu
Đừng bỏ lỡ đồ ăn tốt cho bà bầu
Nội dung đáng chú ý thức ăn tốt cho bà bầu
Bài viết hữu ích thực phẩm tốt cho bà bầu
Đáng chú ý những thực phẩm bà bầu nên ăn
Tìm hiểu thêm những thực phẩm tốt cho bà bầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.