Bệnh tiểu đường type 2 là một trong những bệnh về nội tiết thường gặp nhiều nhất hiện nay. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Vậy cách phòng tránh và các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 như thế nào sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
Nguyên nhân do giảm hoạt động của tuyến tụy, giảm sản xuất Insulin, tăng đề kháng Insulin. Đa số những người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều không phải tiêm Insulin ngay từ đầu như tiểu đường tuýp 1.
1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm, có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm nhưng không hề hay biết, những biểu hiện rõ nhất là: hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, giảm cân ngoài ý muốn, đói bụng thường xuyên, mệt mỏi, thường xuyên nhiễm trùng, nhìn mờ, ở nách và cổ da bị sẫm lại.
2. Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Hiện nay có 4 cách chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được sử dụng nhất:
- Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm mức đường trong máu trung bình của bạn trong 2-3 tháng, nếu mức HbA1c của bạn từ 6,5% trở lên trong hai xét nghiệm riêng biệt thì chứng tỏ rằng bạn đã mắc tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Lượng đường trong máu trung bình của bạn là 200mg/dL (11,1 mmol/L) nếu như chỉ số cao hơn thì có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường bạn sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường như đi tiểu thường xuyên và luôn cảm thấy khát nước.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này thường sẽ lấy máu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, lượng đường dưới 100mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường, nếu từ 100-125mg/dL (5,6-6,9 mmol/L) thì được xem là tiền tiểu đường. Nếu như có chỉ số cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) thì được chẩn đoán là bệnh mắc bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Xét nghiệm này thường được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Nếu chỉ số là 140 mg/dL (7,8 mmol/L) là bình thường. Từ 140-199 mg/dL (7,8 mmol/L và 11,0 mmol/L) là tiền tiểu đường. Từ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) và cao hơn sau hai giờ thì người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.
Nếu như bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để phân biệt các bệnh tiểu đường loại 1 và tuýp 2. Hai bệnh này sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
3. Cách điều trị và các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2
Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà bạn sẽ có chế độ ăn uống và tập luyện khác nhau, đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 để hạn chế và điều trị bạn cần phải:
- Giảm cân
- Thường xuyên tập thể dục
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
- Theo dõi lượng đường trong máu định kỳ và thường xuyên
- Sử dụng liệu pháp Insulin và các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2
- Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU): Có tác dụng kích thích đảo tụy tăng tiết Insulin điều hòa đường huyết. Giúp cơ thể sử dụng tốt Insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Với nhóm thuốc này bạn có thể sử dụng lâu năm, làm giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng trên mạch máu nhỏ và giảm nguy cơ về tim mạch cũng như tử vong. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này sẽ có những tác dụng không mong muốn khác chính là tăng cân.
- Thuốc ức chế enzym Alpha-glucosidase: Acarbse (glucobay), Voglibose (basen)….: Nhóm này sẽ ức chế sự phân hóa Carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột để làm chậm sự hấp thụ glucose vào máu, giúp giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn. Thuốc có thể làm giảm HbA1c từ 0.5 – 0.8%. Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, phân lỏng. Nên sử dụng với liều thấp để giảm những tác dụng phụ.
- Nhóm thuốc Biguanid (BG): Metformin (Glucophage): là thuốc hạ đường huyết bằng cách tác động chủ yếu ở gan, giúp giảm quá trình tổng hợp Glucose của gan và tăng độ nhạy cảm của Insulin với tế bào, tăng cải thiện hấp thụ glucose trong cơ bắp và mô mỡ. nhóm Metformin là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị cho người bệnh tiểu đường hỗ trợ các trường hợp bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,….
- Nhóm thuốc ức chế DPP-4: Sitaglitin (Januvia,..), Linagliptin (Trazenta), Saxagliptin Hydrate (onglyza)… làm giảm đường huyết do kích thích tiết insulin. Thuốc này không phụ thuộc vào bữa ăn và sử dụng 1 lần/ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này có thể gây dị ứng, nổi mề đay, phù, viêm và ngứa.
Để có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh tiểu đường thì bạn nên tuân thủ điều trị thuốc đái tháo đường theo chỉ định của bác sĩ, và uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.
Hy vọng với các thông tin, các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 trên có thể giúp bạn hiểu biết thêm về cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cho mình hoặc những người thân bên cạnh mình nhé.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.