Cách chăm sóc tóc mềm mượt đơn giản
Bạn “yêu” làn da bao nhiêu thì cũng cần “quý” mái tóc bấy nhiêu. Mỗi người đều có cá tính, kiểu tóc và tình trạng tóc riêng biệt, nhưng tất cả chúng ta đều cần một quy trình phù hợp, đúng cách mới mong có được mái tóc suôn mượt, khỏe mạnh. Bắt đầu thói quen chăm sóc tóc chỉn chu, bạn có thể cảm thấy phiền phức vì cần thực hiện khá nhiều công đoạn. Không cần phải tới salon, chỉ với các bước chăm sóc tóc đơn giản dưới đây thì bạn sẽ sở hữu mái tóc đẹp mềm mại như mong muốn.
Nhưng để đi vào quá trình chăm sóc tóc, chị em phụ nữ cần biết tóc mình đang gặp tình trạng gì và hư tổn do đâu nhé.
Nguyên nhân tóc hư tổn
- Di truyền: Chiều dài, khối lượng và độ chắc khỏe của tóc đều chi phối bởi gen của bạn. Do đó, yếu tố di truyền có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của tóc, gây rụng tóc.
- Chăm sóc không đúng cách: Thói quen chăm sóc tóc không đúng cách ( sử dụng dầu gội, dầu xả không phù hợp, để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao…) khiến tóc bị hư tổn, tóc mọc chậm.
- Chế độ dinh dưỡng: Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể khiến tóc không nhận đủ những dưỡng chất cần thiết để nuôi nang tóc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc thậm chí gãy rụng nhiều.
Cách chăm sóc tóc bóng chuẩn Salon
Tẩy tế bào chết da đầu
Dầu nhờn, bụi bẩn, hay tàn dư của sản phẩm tạo kiểu bám ở da đầu, bưng bít chân tóc khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy là nguyên nhân làm suy yếu tóc. Do đó, tẩy tế bào chết cho da đầu là bước đầu tiên trong top bí quyết dưỡng tóc chuẩn salon.
Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, nước cốt chanh, mật ong… hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết cho da đầu bán ngoài thị trường để loại bỏ tế bào chết cho da đầu. Bước tẩy tế bào chết này bạn chỉ cần áp dụng tối đa 2lần mỗi tuần, không nên làm mỗi ngày vì có thể gây tổn thương da đầu và chân tóc.
Gội đầu đúng cách
Nhiều người vẫn nghĩ rằng gội đầu như thế nào cũng được. Tuy nhiên, tần suất gội đầu, nhiệt độ của nước, chọn dầu gội đầu phù hợp… có ảnh hưởng tới sức khỏe của mái tóc. Hãy thực hiện theo bí quyết sau nhé:
- Không nên gội nước quá nóng, vì nước nóng làm khô da đầu và gây tổn thương tới mái tóc của bạn. Hãy gội đầu bằng nước lạnh, mát hoặc hơi ấm thôi nhé. Khi dùng nước lạnh gội đầu giúp khóa lại lớp biểu bì trên thân tóc và duy trì độ ẩm cho mái tóc.
- Dùng nhiều dầu gội quá có thể làm tẩy sạch lớp dầu tự nhiên của da đầu khiến tóc bị khô. Chỉ nên lấy 1 lượng vừa đủ, tạo bọt với nhiều nước và gội bằng lượng bọt đó là đủ.
- Không nên dùng tay cào mạnh da dầu hoặc vò rối tóc khi gội. Thói quen này làm da đầu tổn thương, trầy xước, rụng tóc nhiều hơn. Bạn nên chải tóc trước khi gội, trong khi gội hãy dùng đầu ngón tay massage da đầu nhẹ nhàng, giúp tăng cường lưu thông máu.
- Gội đầu mỗi ngày có thể khiến tóc bạn dễ khô và hư tổn. Nên gội đầu tối đa 3 lần mỗi tuần để giữ lớp dầu tự nhiên nuôi dưỡng và bảo vệ tóc không bị mất đi.
Bổ sung dưỡng chất cho tóc
Hầu hết mọi người đều sẽ dừng ở bước ủ dầu xả vì cho rằng, đến đây là đủ để có mái tóc khỏe đẹp. Nhưng chuyên gia cho rằng, dưỡng tóc mềm mượt từ thiên nhiên thông qua mặt nạ tóc tự chế bằng trứng gà, dầu oliu, dầu dừa… hay tinh dầu chiết xuất từ thực vật là khâu cần có trong quy trình chăm sóc tóc.
Những dưỡng chất tự nhiên này giúp tăng cường độ ẩm cho tóc, giảm xơ rối và đưa tóc vào nếp dễ dàng hơn. Bạn đừng sợ mất nhiều thời gian cho công đoạn này bởi mỗi tuần chỉ yêu cầu đắp mặt nạ hoặc bôi tinh dầu dưỡng cho tóc 1 lần.
Nên để tóc khô tự nhiên
Sấy tóc luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều chị em để tránh tình trạng ướt át, khó chịu nhưng hơi nóng thổi trực tiếp vào tóc sẽ khiến tóc dễ bị khô và xơ. Do đó, nếu không gấp ra đường, bạn nên để tóc khô tự nhiên, sau đó mới chải để tóc vào nếp nhé.
Bí quyết để mái tóc bóng mượt đó là bạn dùng khăn mềm thấm bớt nước. Sau đó, bạn có thể dùng khăn quấn tóc lại và để trên đầu cho khăn tự thấm nước, hoặc lau nhẹ rồi để tóc khô tự nhiên.
Bí quyết dưỡng tóc bóng mượt bạn cần phải lưu ý
Hiểu rõ tình trạng tóc của bản thân
Muốn biết mái tóc cần gì hoặc thiếu gì, bạn phải hiểu rõ tóc của mình thuốc loại nào. Từ việc nhận biết chính xác đặc điểm của mái tóc là tóc khô hay tóc dầu, tóc khỏe hay tóc yếu, tóc thẳng hay tóc xoăn, tóc mỏng hay tóc dày… bạn sẽ có cơ sở để điều chỉnh quy trình chăm sóc phù hợp nhất với từng loại tóc.
Dùng lược thưa
Chải tóc sau khi tóc đã khô và nên chải bằng lược thưa. Bởi vì, dùng chiếc lược thông thường để chải, tóc sẽ bị kéo giãn, khiến tóc dễ bị gãy và hư tổn.
Cắt tỉa tóc thường xuyên
Thường xuyên “tỉa tót” phần ngọn tóc khô, chẻ nhánh sẽ mang lại diện mạo khỏe khoắn và suôn mượt cho mái tóc. Việc cắt tỉa tóc nên tiến hành khoảng 3 tháng một lần và nếu tóc bạn bị chẻ ngọn nặng, hãy tỉa tóc 6 tuần một lần.
Tỉa tóc không khó như cắt tóc tạo kiểu ở tiệm. Bạn hoàn toàn có thể “san phẳng” ngọn tóc chẻ, khô và xơ bằng một chiếc kéo thật sắc bén.
Tránh buộc tóc quá chật
Buộc tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím sẽ giúp bạn dễ dàng vận động, nhưng lưu ý không kéo tóc quá chặt vì sẽ làm tóc bị hư tổn và gãy rụng. Cố gắng thay đổi kiểu tóc khác như cài tóc bằng băng đô, buộc tóc bằng ruy băng… để mái tóc được “tự do” tung bay.
Chúng ta không thể phủ nhận nếu kiên trì chăm sóc tóc bằng các dưỡng chất tự nhiên sẽ giúp tóc mềm mượt và óng ả hơn. Nhưng với những mái tóc xơ yếu, rụng nhiều và chậm mọc thì cơ bản đây không phải là giải pháp “trị tận gốc”. Hãy đọc hết bài này để cập nhật đủ thông tin để bảo vệ mái tóc của mình nhé chị em.
Bật mí 24 cách chăm sóc tóc suôn mềm mượt, chắc khỏe ngay tại nhà (qik.com.vn)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.