Nhịp tim và huyết áp là những chỉ số quan trọng gắn liền với hoạt động của hệ tim mạch trong cơ thể người. Tuy nhiên hai yếu tố này không hề trùng lặp với nhau như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được nhịp tim và huyết áp.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu khi được tim đưa máu đi khắp cơ thể. Huyết áp của một người luôn được thể hiện bởi 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu: là áp lực của máu được sinh ra trong lòng động mạch khi tim thực hiện quá trình co bóp.
- Huyết áp tâm trương: áp lực của máu được sinh ra trong lòng động mạch khi tim được nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp.
Huyết áp có thể được đo bằng máy đo huyết áp cầm tay, cảm biến trên điện thoại hoặc cảm biến trên đồng hồ đeo tay. Nhưng để đo chính xác nhất thì bạn nên đến bệnh biện để tiến hành đo huyết áp. Đơn vị đo huyết áp là mmHg. Tại bất kỳ bệnh viện nào cũng đều đo huyết áp của bệnh nhân sau đó mới xác định tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần tim thực hiện quá trình co bóp đưa máu đi khắp cơ thể trong vòng 1 phút. Tùy vào mục đích khác nhau mà nhịp tim sẽ được đo bằng 2 cách.
- Nhịp tim nghỉ ngơi: là nhịp tim được đo khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn, không phải vận động mạnh hay di chuyện trong lúc đo.
- Nhịp tim mục tiêu: là nhịp tim được đo khi cơ thể đang trong trạng thái vận động, lúc tim đang trọng trạng thái hoạt động tốt nhất.
Nhịp tim cũng được đo bởi máy đo nhịp tim, cảm biến điện thoại hoặc cảm biến đo nhịp tim của các loại đồng hồ thông minh hiện nay. Đơn vị đo nhịp tim là lần/phút, nhịp tim bình thường giao động từ 100 – 170 nhịp/phút.
Nhịp tim và huyết áp có quan hệ với nhau không?
Nhịp tim và huyết áp có liên hệ với nhau do tim đập tạo ra áp lực trên thành động mạch, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ tăng hoặc giảm cùng nhau. Trường hợp nhịp tim và huyết áp tăng cùng nhau là khi bạn đang trong sợ hãi hay lo lắng, chịu áp lực công việc nặng nề. Nhịp tim và huyết áp cùng tăng là một điều rất bình thường của cơ thể, không phải là dấu hiệu của bệnh tim hay các bệnh lí khác.
Ngoài trường hợp trên ra, nhịp tim và huyết áp thường không tăng hay giảm cùng nhau. Theo phản ứng tự nhiên của cơ thể, tim đập nhanh nếu như không phải do sợ hãi hay lo lắng thì chúng đang điều tiết lại huyết áp ở ngưỡng phù hợp, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan khác nhanh hơn. Tiêu biểu là khi bạn vận động nặng, tim đập nhanh nhưng huyết áp của cơ thể thì luôn ở mức cân bằng.
Nhịp tim và huyết áp bình thường
Theo các bác sĩ, huyết áp trung bình của một người khỏe mạnh rơi vào khoảng 120/80 mmHg và nhịp tim rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Đây chỉ là những con số mang tính minh họa, vì nhịp tim và huyết áp của một người còn phụ thuộc vào cơ địa của người đó.
Có những người khỏe mạnh nhưng khi sinh ra đã mang chỉ số huyết áp thấp, đó là do đặc trưng sinh học của riêng họ, không phải do bất kì bệnh tật nào. Để có câu trả lời rõ nhất về tình trạng của bản thân, hãy đến các phòng khám bệnh tim uy tín để được tư vấn rõ nhất, đừng dựa vào những con số mà bạn tự tham khảo trên mạng xã hội.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Nên tìm hiểu sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi
Top bài hay sữa cho trẻ sơ sinh
Bài viết SEO sữa bột tăng chiều cao
Nội dung cần xem những dấu hiệu khi mang thai
Bài phải xem theo dõi thai kỳ
Đừng bỏ qua sữa tốt cho trẻ sơ sinh
Hãy xem bài này các loại sữa tăng cân cho bé
Chia sẻ hay trẻ biếng ăn phải làm sao
Phải xem dấu hiệu có thai
Nên tìm hiểu sữa tươi tăng cân cho bé
Top bài hay sữa óc chó cho bà bầu
Bài viết SEO mang thai bao nhiêu tuần thì sinh
Nội dung cần xem hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.