Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường càng tăng ở người trẻ. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là gì ?
Tiểu đường là căn xuất hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu hụt insulin. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường khá mơ hồ và rất phổ biến nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.
Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh làm giảm tuổi thọ. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng.
Dựa vào đặc điểm và diễn biến chúng ta có thể chia ra có các loại tiểu đường: tiểu đường typ 1, tiểu đường typ 2, tiểu đường thứ phát và tiểu đường thai kỳ.
Những triệu chứng và nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ nhẹ đến không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra cho đến khi họ bị bệnh nặng hoặc bắt đầu có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.
Tiểu đường type 1
Xảy ra do phản ứng tự miễn khiến cho cơ thể bạn ngừng việc sản xuất insulin. Những người bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường type 1 là gì vẫn chưa được nghiên cứu xác định rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể góp phần vào nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng thường là:
- Thường xuyên đói và mệt mỏi
- Cường độ đi tiểu thường xuyên hơn
- Khô miệng, khát nước nhiều, ngứa da
- Sút cân nhiều
- Thị lực giảm
Tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như đái tháo đường type 1, ở người mắc tiểu đường type 2, các tế bào đề kháng insulin, không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây, dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.
Giống như tiểu đường type 1 các chuyên gia vẫn không xác định được nguyên nhân. Thế nhưng, một số yếu tố đã được chứng minh rằng có liên quan, bao gồm: Di truyền, thừa cân, trên 45 tuổi, Ít vận động , yếu tố môi trường, đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao.
Các triệu chứng thường là:
- Thường xuyên thấy đói và khát
- Đi tiểu nhiều
- Sụt cân
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Các vết lở loét chậm lành
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể không quá nhạy cảm hơn với insulin. Không phải tất cả mẹ bầu đều bị tiểu đường. Bệnh tình có thể hết sau khi kết thúc thời gian thai kỳ.
Trong thời gian thai kỳ, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này khiến các cơ thể đề kháng insulin. Tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy vẫn không thể sản xuất đủ. Khi điều này xảy ra, lượng glucose được đưa đến các tế bào giảm nhưng mức đường huyết lại tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Thế nhưng mẹ bầu có các triệu chứng này thì khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên: Thừa cân, trên 25 tuổi, từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc đã từng sinh con nặng trên 4kg, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, có hội chứng buồng trứng đa nang.
Bác sĩ thường phát hiện mẹ bầu mắc phải tình trạng này khi cho họ làm xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm dung nạp glucose. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trong tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Chỉ có một số ít mẹ bầu mắc phải triệu chứng khát nước và đi tiểu thường xuyên.
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân phải chung sống với bệnh cả đời, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Bởi thế, chúng ta nên cố gắng bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân thật tốt, tránh nguy cơ mắc bệnh. Một trong những điều bạn nên làm chính là theo dõi chỉ số đường huyết của mình và cả những người thân trong gia đình.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh được mệnh danh là “Tử thần thầm lặng”. Bởi vì những triệu chứng mờ nhạt phổ biến. Nhưng hậu quả về những biến chứng của tiểu đường là rất lớn. Bình thường người bệnh sẽ không biết mình mắc phải cho đến khi bệnh tình trở nặng. Mong rằng những thông tin trên đây là đủ để bạn có thể theo dõi phản ứng cơ thể và điều chỉnh lối sống điều độ và lành mạnh nhất.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay trái cây tốt cho bà bầu
Bạn nên xem hoa quả tốt cho bà bầu
Đừng bỏ lỡ đồ ăn tốt cho bà bầu
Nội dung đáng chú ý thức ăn tốt cho bà bầu
Bài viết hữu ích thực phẩm tốt cho bà bầu
Đáng chú ý những thực phẩm bà bầu nên ăn
Tìm hiểu thêm những thực phẩm tốt cho bà bầu
Phải xem bé 1 tuổi nên uống sữa gì
Nên tìm hiểu sữa bà bầu 3 tháng đầu
Top bài hay sữa cho bà bầu 3 tháng đầu
Bài viết SEO thực đơn bà bầu 3 tháng đầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.