Đái tháo đường đã và đang là căn bệnh nguy hiểm luôn rình rập đối với tất cả mọi người. Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người. Thế nhưng, mọi người đã biết rõ về căn bệnh này cũng như khái niệm về chỉ số đường huyết hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho những vấn đề trên.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết – GI (glycemic index) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi theo từng ngày thậm chí từng phút liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Máu trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và biến chứng đến nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là thận và mạch máu vv…
Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và đường huyết sau ăn 2h được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Qua đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường hay đang bị đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết ở người bình thường:
Hiện nay, bệnh đái tháo đường ngày càng phổ biến hơn và thường xuất hiện tình trạng bệnh ở lứa tuổi ngày càng trẻ hơn. Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường khá nguy hiểm, bệnh nhân phải chung sống với bệnh cả đời, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, chúng ta nên cố gắng bảo vệ sức khỏe thật tốt, để tránh nguy cơ mắc bệnh, thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của mình. Vậy, ở người bình thường, chỉ số này thường dao động trong khoảng bao nhiêu?
Đường huyết trước khi đi ngủ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bác sĩ, vào thời điểm trước đi ngủ nồng độ đường glucose trong máu của một người bình thường có thể từ 110 – 150mg/dl, tương đương với khoảng 6,0 – 8,3mmol.
Đường huyết lúc đói
Theo dõi chỉ số về đường huyết quả thực rất cần thiết, đặc biệt là trong thời điểm bạn đang đói. Căn cứ vào đó, người ta có thể bước đầu chẩn đoán khả năng mắc bệnh đái tháo đường của mỗi người. Ở người bình thường, chỉ số này thường nằm trong khoảng từ 70mg/dL – 92 mg/dL, tương đương với 3,9 mmol/L – 5mmol/L. Để chỉ số này chính xác nhất, các bác sĩ sẽ thường đo vào thời điểm buổi sáng khi cơ thể chúng ta chưa nạp thức ăn vào để có kết quả chính xác.
Đường huyết sau khi ăn
Ắt hẳn, nhiều người đang tò mò không biết sau khi ăn thì nồng độ glucose trong máu của một người bình thường là bao nhiêu? Ở người khỏe mạnh và không mắc bệnh tiểu đường, chỉ số sau khi ăn 1 – 2 tiếng đồng hồ là nhỏ hơn 120mg/dL, tức là nhỏ hơn 6,6 mmol/L.
Chỉ số HbA1c:
Để theo dõi chỉ số đường huyết bác sĩ một cách chính xác nhất còn dựa vào chỉ số HbA1c (ít bị ảnh hưởng hơn bởi thời điểm).
Chỉ số này có khả năng phát hiện bệnh tốt hơn và được các bác sĩ đánh giá cao vì chúng đo lượng đường trong máu mà không phụ thuộc vào tình trạng no hay đói của cơ thể. Với một người khỏe mạnh, không mắc bệnh thì con số cho ra dao động từ 5,4 – 6,2%. Khi chỉ số đường huyết HbA1c lớn hơn 7% bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường.
Trái lại, nếu như lượng đường trong máu xuống quá thấp thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Hiện tượng này rất nguy hiểm nếu như lượng đường huyết giảm đột ngột, người bệnh sẽ ngất và cần được cấp cứu nhanh nhất có thể.
Chỉ số đường huyết an toàn ở người bình thường như sau:
- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l).
- Đường huyết khi đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (< 7,8 mmol/l).
- HbA1C: < 5,7 %.
Một số cách để có một chỉ số đường huyết ổn định:
Để duy trì chỉ số đường huyết ổn định chúng ta cần có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau để giúp đường huyết ổn định hơn:
Bổ sung thêm thực phẩm có màu xanh và đỏ tươi:
Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và một số quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Theo dõi chỉ số đường huyết theo định kỳ hàng tháng.
Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin:
Cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ gây hại cho cơ thể, thực hiện đúng theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần:
Không được bỏ bữa sáng vì ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo kèm theo các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định.
Tập thể dục:
Nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Bài tiết mồ hôi trong khi tập thể dục có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Uống sữa:
Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa sẽ làm chậm sự chuyển hóa lượng đường có trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng lại insulin lên tới 20%.
Trên đây, là một số thông tin hữu ích về chỉ số đường huyết mà mọi người cần biết. Mọi người thực hiện một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.