Dấu hiệu mang thai bạn nên biết
Việc mang thai sẽ khiến lượng hormone trong cơ thể thay đổi rõ rệt vì vậy với đa số phụ nữ có thể cảm nhận được cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai rõ ràng, có thể nhận ra được chẳng hạn như buồn nôn, mệt mỏi, căng tức ngực, chảy máu âm đạo, táo bón, đi tiểu nhiều lần …
Các dấu hiệu mang thai cụ thể:
1/ Buồn nôn- Dấu hiệu mang thai thường gặp của các chị em
Khoảng 70- 80% phụ nữ mang bầu có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ, đó là 1 dấu hiệu mang thai khá phổ biến. Bước sang các tuần thai tiếp theo, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Chỉ có một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn nặng kéo dài đến tận lúc sinh.
2/ Mệt mỏi- Dấu hiệu mang thai không thể bỏ qua!
Khi mang thai, để tồn tại và phát triển, mẹ bầu và thai nhi cần phải thích nghi với cơ thể của nhau. Quá trình này tạo cho mẹ cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này thường đến do tim của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho bào thai. Và đôi lúc đau đầu, chóng mặt và choáng váng cũng là dấu hiệu mang thai do cơ thể thai phụ bị thiếu chất.
Vì vậy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết, và hơn hết các mẹ đừng quên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như acid folic để giúp phát triển tối ưu não bộ cũng như hệ thần kinh của thai nhi, không thể thiếu Can-xi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất trong sữa, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh.
https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/cac-dau-hieu-nhan-biet-khi-mang-thai-tuan-dau-tien.
Ngoài ra khi mẹ mang thai, việc thay đổi nội tiết tố khiến mẹ dễ mệt mỏi và dễ có những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy các mẹ nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp cải thiện trạng thái của mình nhé.
3/ Căng tức ngực- Dấu hiệu mang thai thường gặp
Khi mang thai, các mẹ thường cảm thấy hai bầu ngực căng tức, đau nhẹ hoặc ấn vào thì đau nhói. Điều này hoàn toàn bình thường. Thậm chí, hiện tượng căng tức ngực khi có em bé còn xuất hiện từ khá sớm (khoảng tuần thứ 4 đến 6) cho đến khi ngày dự sinh sắp đến gần.
Mỗi người sẽ đau ở các mức độ khác nhau. Một số có thể cảm thấy rất đau, trong khi một số khác chỉ thấy đau thoáng qua hoặc nhẹ hơn là chỉ thấy nóng rát ở 2 bầu ngực.
4/ Chảy máu âm đạo
Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ. Nhiều chị em nhầm lẫn chảy máu do thụ thai là chảy máu kinh nguyệt. Cách phân biệt là màu sắc và lượng máu của chúng. Chảy máu do có thai thường ít, máu có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ sẫm hay đỏ tươi và nhiều như kinh nguyệt.
5/ Táo bón, đi tiểu nhiều lần
Quá trình thay đổi nội tiết tố làm tăng tốc độ lưu thông máu qua thận trong cơ thể. Điều này khiến cho bàng quang đầy nhanh hơn, vì vậy làm cho các mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Ngoài ra táo bón cũng chính là dấu hiệu mang thai sau 1 tuần. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố, khiến quá trình tiêu hóa chậm lại. Kết quả là các mẹ có thể bị táo bón khi mang thai tuần đầu.
Lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là điều các mẹ cần làm để cải thiện tình trạng ngay lúc này.
6/ Các dấu hiệu khác
Ngoài ra các mẹ đừng quên 1 số dấu hiệu mang thai khác như: đau lưng, thay đổi tâm trạng thất thường, nhạy cảm với mùi, rối loạn vị giác,….
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự tồn tại của sinh linh bé bỏng sớm nhất để chăm sóc tốt nhất. Chúc mẹ có những trải nghiệm thật ngọt ngào trong giai đoạn bé yêu đang từng ngày lớn dần trong chính cơ thể mình mẹ nhé!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.