Thực tế, khó thở nhẹ thường là triệu chứng bình thường khi mẹ mang thai và không gây hại cho sức khỏe mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên khó thở đi kèm với triệu chứng bất thường cần phải chú ý vì tim phổi của thai phụ đang có vấn đề.
Khó thở trong 3 tháng đầu mang bầu
Mặc dù kích thước thai nhi còn nhỏ nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình trạng khó thở, nguyên nhân là do hormone tăng nhanh làm dày lớp niêm mạc tử cung, từ đó ảnh hưởng tới nhịp thở. Khi mẹ thở nhanh sẽ có cảm giác như bị khó thở.
Thêm một lý do nữa là diện tích phổi mở rộng để thu được nhiều oxy hơn, để chia sẻ cho thai nhi thông qua máu nuôi thai. Điều này vô tình gây tình trạng khó thở do không quen ở những tháng đầu.
Một số thai phụ khi ốm nghén cũng kèm theo triệu chứng như khó thở, đầy hơi, táo bón, khứu giác nhạy cảm,… Tuy nhiên khó thở do ốm nghén không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.
Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ ba, tử cung lúc này đã có kích thước to sẽ gây áp lực lên cơ hoành, khiến bà bầu cảm thấy khó thở.
Lượng máu trong cơ thể ở giai đoạn này tăng lên khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai, điều này làm các bà bầu thấy mệt khi thở.
Tùy vào vị trí nằm của em bé trong bụng cũng khiến các bà bầu bị khó thở, nếu bé nằm sát bên trên chèn phổi sẽ khiến mẹ khó thở hơn.
Nguyên nhân khác
Thai phụ có thể mắc một số bệnh lý khiến cho quá trình mang thai cảm thấy khó thở hơn như:
- Hen suyễn: Nếu bị hen suyễn khi mang thai sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Cơ tim chu sản: Đây là một loại của bệnh suy tim. Mẹ có thể mắc bệnh này trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh bé. Bệnh cơ tim chu sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ, do đó mẹ cần đi khám sức khỏe định kỳ và đầy đủ để có những phương án xử lý kịp thời.
- Thuyên tắc phổi: Huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, nên khi bà bầu hít thở sẽ cảm thấy khó khăn hơn.
- Tích nước trong người: Biểu hiện của tình trạng tích nước là phù nề ở chân. Việc này cũng ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, gây khó khăn khi thở.
- Thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể cần sản xuất các tế bào hồng cầu nhiều hơn để đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu máu có thể gây chóng mặt, khó thở vì vậy mẹ nên uống bổ sung chất sắt.
Cách giảm tình trạng khó thở khi mang bầu
Nghỉ ngơi
Thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn người bình thường vì quá trình mang thai khiến thai phụ nhạy cảm hơn so với bình thường cũng như không thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường.
Điều chỉnh tư thế hít thở
Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi dễ tiếp nhận oxy hơn. Khi ngủ ban đêm tránh chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi. Bà bầu cũng nên nằm nghiêng sang trái giúp việc hít thở dễ dàng hơn.
Vận động nhẹ nhàng
Nên áp dụng các bài tập thở để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,… là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài phải xem bầu 1 tháng
Đừng bỏ qua thai 35 tuần
Hãy xem bài này thai 15 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 15 tuần
Bài viết hay sữa chua cho bé 7 tháng
Bạn nên xem mẹ bầu không nên ăn gì
Đừng bỏ lỡ mang thai tháng đầu nên ăn gì
Nội dung đáng chú ý biểu hiện mang thai tuần đầu
Bài viết hữu ích thực đơn cho bà bầu
Đáng chú ý thai 6 tuần
Tìm hiểu thêm thai 27 tuần
Phải xem thai 2 tuần
Nên tìm hiểu có bầu nên ăn gì
Top bài hay bụng bầu ngồi có ngấn không
Bài viết SEO biểu hiện có thai tuần đầu
Nội dung cần xem bầu 34 tuần
Bài phải xem thực đơn bà bầu
Đừng bỏ qua thai 6 tháng
Hãy xem bài này thai 35 tuan
Chia sẻ hay mới có thai nên kiêng gì
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.