Mang bầu 5 tháng sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý của mẹ bầu. Do vậy để thai nhi phát triển và khỏe mạnh an toàn thì mẹ bầu nên nhớ những lưu ý khi mang bầu 5 tháng được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Những thay đổi sinh lý của cơ thể mẹ khi mang bầu 5 tháng
Ở giai đoạn này ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của mẹ bầu đều có sự thay đổi lớn như:
- Ngực mẹ bầu to hơn, da mặt, quầng vú và âm hộ trở nên thẫm màu hơn. Có một số mẹ bầu 5 tháng ngực đã bắt đầu tiết sữa non. Đây là những thay đổi hết sức bình thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng quá. Lúc này da bụng của mẹ sẽ xuất hiện những vết rạn nhỏ.
- Chảy máu chân răng trong lúc đánh răng hoặc thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.
- Có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, ở giai đoạn này trở đi cơ thể mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng.
- Bà bầu 5 tháng sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: ợ chua, trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu và các mẹ bầu cũng thường xuyên bị chuột rút.
- Cảm nhận được thai máy và cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phối thu lại.
- Chân và mắt cá chân của mẹ bầu sẽ bắt đầu sưng lên, cơ thể tích trữ nhiều nước hơn bình thường và xuất hiện phù nề khi mẹ đứng lâu.
Những lưu ý quan trọng khi mang bầu 5 tháng
Chú ý đến những dấu hiệu bất thường trong khi mang thai, ngoài những thay đổi về ngoại hình và nội tiết tố đã nêu ở trên. Nếu như mẹ gặp những trường hợp dưới đây thì hãy lập tức tới bệnh viện để hỏi bác sĩ.
- Xuất hiện hiện tượng chóng mặt, hoa mắt và thị giác kém.
- Mạch đập nhanh hơn bình thường.
- Đau vùng thượng vị.
- Chân bị sưng phù và có hiện tượng co giật.
- Thường xuyên bị ngất xỉu.
- Âm đạo xuất hiện nhiều dịch nhầy.
- Không cảm nhận được được thai máy khi mang bầu 5 tháng.
- Bụng bị gò cứng kèm cảm giác đau nhói.
Tư thế nằm ngủ tốt đối với mẹ bầu 5 tháng
Mang bầu 5 tháng, tử cung của mẹ bầu sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự lớn lên và dịch chuyển trong bụng mẹ của thai nhi trong bụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ, tạo nên sự khó chịu nhất định. Do đó, các mẹ bầu hãy tự động tránh nằm sấp để cảm thấy bớt khó chịu và thoải mái hơn.
Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu nên nằm gác cao chân vào ban đêm nếu như thường xuyên bị chuột rút hoặc có bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Ở những bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên nằm với tư thế kê cao đầu, lưng cao để hạn chế sự trào ngược axit. Nằm nghiêng được cho là tư thế nằm được khuyến khích nhằm tạo ra sự thoải mái cho mẹ bầu.
Mang bầu 5 tháng nên bổ sung chất gì cho con
– Thực phẩm giàu protein có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, đậu, các loại và ngũ cốc giúp con lớn lên một cách khỏe mạnh.
– Thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau như cà rốt, cà chua, củ cải đường, rau lá xanh và bắp cải sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa hoặc cải thiện được tình trạng táo bón trong thai kỳ của mẹ.
– Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất chứa trong một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm giúp tăng cường sức đề kháng cho thai phụ.
– Thực phẩm giàu acid béo Omega 3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó và hạt hướng dương. Đây là loại acid đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và cải thiện chức năng thị giác của thai nhi.
– Thực phẩm giàu Choline: đóng vai trò lớn trong sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh.
– Thực phẩm giàu acid folic: Việc tiêu thụ đủ lượng acid folic có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật khác như môi, tim, ống tiểu và các chi của em bé. Mẹ có thể chọn cách bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như rau xanh đậm, súp lơ, rau chân vịt hay măng tây…
– Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm được bổ sung chủ yếu thông qua hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả… giúp hình thành các tế bào não, giúp phát triển não bộ ở thai nhi.
– Uống nhiều nước: Ở giai đoạn quan trọng này, thai phụ nên bổ sung nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ ngày sẽ giúp mẹ bầu chống lại táo bón.
– Uống nhiều sữa: Trong sữa chứa hàm lượng canxi lớn. Việc mẹ bầu bổ sung nhiều sữa sẽ góp phần hình thành khung xương chắc khỏe cho thai nhi, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Nên tìm hiểu tháng đầu mang thai
Top bài hay thai nhi 14 tuần tuổi
Bài viết SEO thai 26 tuần
Nội dung cần xem sữa giúp bé tăng cân
Bài phải xem bổ sung canxi cho bà bầu
Đừng bỏ qua bầu 9 tuần
Hãy xem bài này bầu 5 tháng
Chia sẻ hay bầu 3 tháng đầu
Bài viết hay bà bầu uống bia có tốt không
Bạn nên xem tuần đầu mang thai
Đừng bỏ lỡ thai 34 tuần
Nội dung đáng chú ý thai 3 tháng đầu
Bài viết hữu ích thai 14 tuần tuổi
Đáng chú ý sữa hạt cho bà bầu
Tìm hiểu thêm sữa cho bé tăng cân
Phải xem bụng bầu qua các tuần
Nên tìm hiểu bầu 10 tuần
Top bài hay trẻ 3 tháng tuổi
Bài viết SEO thai nhi 4 tuần
Nội dung cần xem thai nhi 11 tuần tuổi
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.