Ngoài chỉ số huyết áp chuẩn thì các chỉ số đo cao hay thấp đều là những cảnh báo dấu hiệu bệnh tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp của cơ thể. Vậy nên, với những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thì cũng không nên lơ là với việc gia tăng hoặc sụt giảm thất thường của chỉ số này. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ là điều cần thực hiện với tất cả những người có bệnh này nhằm tránh các tình huống đáng tiếc sẽ diễn đến.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp
Tuy nhiên, cần chú ý những trường hợp thay đổi chỉ số huyết áp vì yếu tố bệnh lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Chỉ số huyết áp có thể thay đổi vì các lý do như sau:
Do tâm lý và thói quen vận động
Việc tập luyện quá sức hay tâm lý lo lắng, stress, mệt mỏi sẽ khiến tim đập nhiều hơn và gia tăng áp lực của máu lên thành động mạnh. Vì thế, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn mức thông thường dễ gây nên tình trạng tăng huyết áp.
Do “sức khỏe” của động mạch
Máu được cung cấp qua tĩnh mạch và di chuyển khắp cơ thể nuôi các mô. Nếu động mạch “khoẻ” có sự co dãn bình thường và không gây trở ngại thì việc tuần hoàn máu xảy ra nhanh chóng. Vì thế không làm tác động lên chỉ số huyết áp.
Do vậy, với các bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch, đặc biệt những người lớn tuổi thì sức dẻo dai và đàn hồi yếu của động mạch sẽ khiến lượng máu lưu thông hạn chế. Thậm chí là tắc nghẽn mạch máu. Vì thế gây áp lực lớn lên thành mạch đưa đến tăng huyết áp nhiều hơn nữa.
Do cơ thể bị thiếu máu
Nếu lượng máu trong não thấp sẽ không đủ duy trì áp lực và tuần hoàn máu trong động mạch. Điều này dẫn đến chỉ số huyết áp thấp hoặc mắc chứng bệnh huyết áp thấp. Tình trạng cũng chỉ dễ gặp với một số trường hợp có sức khỏe suy yếu, bị stress mất ngủ, thiếu máu hay tăng máu đột ngột dẫn đến hôn mê và qua đời.
Do một số yếu tố bên ngoài
Chỉ số huyết áp hoặc bệnh tăng huyết áp cũng thay đổi theo các yếu tố bên ngoài cơ thể:
- Tư thế ngồi: việc ngồi không đúng vị trí sẽ dẫn đến tình trạng máu không được lưu thông, huyết áp hạ hay tăng.
- Sinh hoạt đời thường: Thói quen này tác động khá nhiều lên huyết áp. Những người hay ăn mặn, chế độ dinh dưỡng giàu muối và một số chất bảo quản lâu ngày dẫn đến hiện tượng xơ vữa thành mạch, gây gia tăng huyết áp thường xuyên.
- Thói quen vận động: Một số người không có chế độ tập luyện, thể dục đều đặn thường xuyên sẽ có mức huyết áp không cố định. Việc tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn thuận lợi, tránh các hiện tượng gia tăng huyết áp đột ngột.
Một số phương pháp để giúp ổn định huyết áp, hạn chế tình trạng tăng huyết áp
Với những người có bệnh tăng huyết áp, nhất là người trung và cao niên cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt để điều hoà huyết áp theo chỉ số huyết áp chuẩn. Theo đó, nên áp dụng các biện pháp sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nên có một thực đơn ăn uống hợp lý, lành mạnh. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, giàu chất béo. Tăng cường hoa quả tươi, nhiều vitamin giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể. Không sử dụng rượu, bia, cà phê hoặc những chất kích thích khác.
Thể dục thường xuyên
Nên tập thói quen thể dục thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế hấp thu nhiệt, tăng tuần hoàn máu. Ở từng độ tuổi và thể trạng khác nhau nên chọn các bài tập thể dục thích hợp để duy trì mỗi ngày.
- Cân bằng về sức khỏe tinh thần
- Không nên lao động quá sức mệt mỏi, hình thành thói quen sinh hoạt và làm việc điều độ, có thời gian nghỉ hợp lý.
- Theo dõi huyết áp để tầm soát bệnh lý tăng huyết áp
- Nên có máy đo huyết áp và điều trị huyết áp tại nhà với những người có tiền sử bị tăng huyết áp. Với người trẻ có dấu hiệu khác thường trong cơ thể, bạn nên thực hiện tầm soát sớm bệnh huyết áp và có giải pháp dự phòng bệnh lý kịp thời.
Làm thế nào để kiểm soát và phòng tránh căn bệnh tăng huyết áp?
Chúng ta đã tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh cao huyết áp để biết rõ mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Do đó, việc phòng chống và ngăn chặn tình trạng huyết áp gia tăng là quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng, hạn chế các hậu quả không muốn gây nên. Vậy làm thể ngăn ngừa việc huyết áp cao diễn ra?
Tự theo dõi mức huyết áp của mình
Huyết áp là một trong các yếu tố cơ bản nhất xác định tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Ngày nay việc kiểm tra chỉ số huyết áp vô cùng dễ dàng khi đã có các loại máy đo huyết áp tại nhà ra đời với mức giá phải chăng. Do đó, hầu hết mọi người cũng cần theo dõi tình hình huyết áp của bản thân định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, khám bác sĩ và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Cách tự chẩn đoán bệnh tăng huyết áp tại nhà
Chẩn đoán bệnh cao huyết áp qua những số đo huyết áp của từng người khi thực hiện việc xét nghiệm huyết áp tại phòng khám hoặc tự kiểm tra huyết áp ngay tại nhà riêng. Cụ thể:
Nếu thực đo huyết áp tại nhà, nếu bệnh nhân có số đo huyết áp trên mức 140/90 mmHg nghĩa là mắc bệnh tăng huyết áp.
Nếu tự theo dõi và tiến hành kiểm tra huyết áp tại nhà, nếu chỉ số huyết áp ban ngày trên mức 135/85 mmHg và ban đêm trên mức 120/70 mmHg, có nghĩa là bệnh nhân đang mắc bệnh cao huyết áp. Hoặc nếu đã kiểm tra huyết áp nhiều lần tại gia đình mà chỉ số vẫn vượt mức 135/85 mmHg là bệnh nhân đang bị cao huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh mà khi đã bị sẽ cần chữa trị cả đời và không thể nào ngưng thuốc. Nếu mắc cao huyết áp thì cần tiếp tục uống thuốc thường xuyên và không nên tự dừng khi chưa bác sĩ tư vấn và khuyến cáo vì điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Việc chăm sóc bản thân và gia đình là vô cùng quan trọng, điều này không những giúp giữ gìn sức khỏe lâu dài mà đảm bảo an toàn tính mạng, ngăn ngừa các bệnh mới xuất hiện.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.