Táo bón khi cơ thể bình thường đã gây khó chịu, thì táo bón khi mang thai khiến mẹ bầu khổ sở hơn rất nhiều. Bà bầu và gia đình thường chủ quan vì biểu hiện của căn bệnh táo bón không quá trầm trọng nhưng nếu tìm hiểu kỹ, sẽ nhận thấy được căn bệnh mang nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến táo bón khi mang thai
- Do những biến đổi lớn về hàm lượng hormone progesterone trong quá trình mang thai gây giảm nhu động đường ruột và đào thải các chất cặn bã trở nên khó khăn khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.
- Tử cung tăng kích thước khi thai nhi cần lớn, áp lực khung xương chậu lớn chèn ép đường ruột làm trăng tình trạng táo bón và dễ gây phình các búi tĩnh mạch vùng hậu môn.
- Khi mang thai, phụ nữ đi lại khó khăn và dễ mệt nên hạn chế vận động. Chính vì thế đã khiến tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn.
- Việc bổ sung sắt và canxi là rất cần thiết cho bà bầu nhưng việc nạp quá nhiều 2 yếu tố này cũng làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai.
- Thoái quen ăn uống quá nhiều không có khoa học khiến cơ thể không hấp thụ kịp gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra thói quen nhịn đi vệ sinh lâu ngày cũng dẫn đến táo bón.
Tác hại của táo bón khi mang thai
- Từ việc không muốn ăn do đầy bụng, khó chịu, buồn nôn sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Dễ sảy thai hoặc đẻ non khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài.
- Các chất độc như phenol, amoniac, indol… tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
- Tâm lý người mẹ bị áp lực, khiến dễ căng thẳng và cáu gắt.
Cách chữa trị và phòng bệnh táo bón
- Cung cấp đủ nước: Uống thiếu nước không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn gây táo bón, dẫn đến chóng mặt và ngất rất nguy hiểm. Mẹ cần uống nhiều nước hơn bình thường khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để phân mềm và dễ đào thải ra ngoài.
- Tránh dùng các loại đồ uống như trà, cà phê và chất cồn rượu, bia…
- Dinh dưỡng khoa học: Thủ phạm chính làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn là các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Nên ăn ít và sử dụng dầu hướng dường hoặc dầu oliu khi sơ chế các món. Thực phẩm giàu chất xơ cần được thêm vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, mẹ chỉ nên thêm chất xơ từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi. Dưới đây là nhưng thực phẩm giúp phòng ngừa táo bón khi mang thai: chuối, cam, táo, súp lơ xanh, lê, atiso, bí ngô, các loại đỗ.
- Đối với liều lượng canxi và sắt, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ và tránh trình trạng dư thừa các lượng chất này. Tuyết đối không tự ý dùng thuốc mà nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để tránh gây nặng hơn.
- Bổ sung các lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động của đường ruột. Bổ sung đầy đủ prebiotic và probiotic giúp hỗ trợ quá trình lên men ở ruột già.
- Dành thời gian cho việc luyện tập thể dụng mỗi ngày như đi bộ hay một số động tác Yoga được khuyến khích trong thai kỳ sẽ giúp mẹ ngừa chứng táo bón rất hiệu quả.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Nên tìm hiểu bầu 36 tuần
Top bài hay bầu 20 tuần
Bài viết SEO sữa cho bé sơ sinh
Nội dung cần xem sữa bầu tốt
Bài phải xem mới có thai nên ăn gì
Đừng bỏ qua bầu 22 tuần
Hãy xem bài này thai nhi 19 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 30 tuần
Bài viết hay dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Bạn nên xem bầu 8 tháng
Đừng bỏ lỡ bầu 30 tuần
Nội dung đáng chú ý bầu 12 tuần
Bài viết hữu ích thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Đáng chú ý thai 36 tuần
Tìm hiểu thêm thai 26 tuần là mấy tháng
Phải xem sữa tươi không đường cho bà bầu
Nên tìm hiểu sữa cho trẻ biếng ăn
Top bài hay sữa bầu nào tốt
Bài viết SEO mẹ bầu bị tiêu chảy
Nội dung cần xem bầu 18 tuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.