Dấu hiệu của tiêu chảy trong thời gian thai kỳ là việc đi phân lỏng trong liên tục 3 lần/ngày trở lên. Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu bị tiêu chảy nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy
- Khi mang thai cơ thể của mẹ bầu có thể có một số biến đổi như thay đổi hormone Estrogen, Progesterone và Gonadotropin cũng là lý do gây nên việc tiêu chảy ở mẹ bầu. Vì chúng có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ốm nghén, buồn nôn, tiêu chảy.
- Việc mẹ bầu tăng cường tiêu thụ sữa để cung cấp canxi và vitamin thế nhưng cơ thể không thể dung nạp được lactose trong sữa cũng dẫn đến khả năng tiêu chảy.
- Chế độ ăn uống thay đổi khiến cơ thể chưa kịp thích nghi cũng là một nguyên nhân phổ biến.
- Việc tiêu thụ những thực phẩm lạ khiến cơ thể nhạy cảm cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy đáng lo ngại hơn
- Do virus, vi trùng đường ruột, ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, thuốc…
- Bệnh lý như kích thích đường ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng.
Mẹ bầu tiêu chảy có nguy hiểm không
Hiện tượng tiêu chảy ở mẹ bầu thường diễn ra từ 1 cho đến 10 ngày tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mỗi người. Các dấu hiệu tiêu chảy mà mẹ bầu thường gặp thường là đi ngoài phân lỏng có những cơn đau co thắt quanh rốn. Tuy tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra đối với các mẹ bầu, bình thường thì mẹ bầu sẽ tự hết những những tình trạng nặng hơn kéo dài nhiều ngày sẽ dễ dàng dẫn đến.
- Những mẹ bầu từng mắc chứng tiêu chảy thường có sức đề kháng thấp hơn những mẹ bầu khác, điều này có thể khiến cảm giác khó chịu và những triệu chứng đau mỏi khi mang thai khác nặng nề hơn.
- Sự đau đớn ở bụng cũng khiến cho tử cung co thắt dữ dội hơn bình thường. Điều này gây nên tác động không nhỏ cho đứa trẻ trong bụng, có thể dẫn đến suy thai.
Biện pháp khắc phục
Bình thường việc tiêu chảy sẽ khiến cho mẹ bầu mất kha khá lượng nước và chất điện giải có trong cơ thể. Vì thế điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải bổ sung đủ nước để có thể đảm bảo được sức khỏe cho mẹ bầu và cả thai nhi.
- Mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng cách uống nhiều canh và uống đủ lượng nước trong ngày.
- Bình thường khi tiêu chảy sẽ hết trong vòng vài ngày thế nhưng nếu việc này kéo dài không có dấu hiệu chấm dứt thì nguyên nhân có thể đến từ ký sinh trùng, virus hoặc một số chứng bệnh khác. Lúc đó các mẹ nên thăm khám bác sĩ để điều trị không nên tự ý uống thuốc tại nhà vì một số loại thuốc có tác dụng không tốt đối với mẹ bầu.
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
- Ăn chín, uống sôi
- Giữ gìn vệ sinh, rửa sạch tay trước khi ăn
- Hạn chế những thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai,… nếu như cơ thể bạn không thể dung nạp được lactose
- Hạn chế sử dụng những thức uống giàu đường và các thức uống tăng lực vì điều đó có thể gây khó khăn lên hệ tiêu hóa.
Thực tế việc mẹ bầu bị tiêu chảy là một việc xảy ra rất phổ biến và điều này có thể đến với mẹ ở bất kì giai đoạn mang thai nào. Vì thế khi gặp phải tình trạng này không nên hoang mang mà phải bình tĩnh xác định vấn đề xem nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu và cách thức xử lý. Cũng như chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất đã mất đi của các mẹ.
Bài viết hay trái cây tốt cho bà bầu
Bạn nên xem hoa quả tốt cho bà bầu
Đừng bỏ lỡ đồ ăn tốt cho bà bầu
Nội dung đáng chú ý thức ăn tốt cho bà bầu
Bài viết hữu ích thực phẩm tốt cho bà bầu
Đáng chú ý những thực phẩm bà bầu nên ăn
Tìm hiểu thêm những thực phẩm tốt cho bà bầu
Phải xem bé 1 tuổi nên uống sữa gì
Nên tìm hiểu sữa bà bầu 3 tháng đầu
Top bài hay sữa cho bà bầu 3 tháng đầu
Bài viết SEO thực đơn bà bầu 3 tháng đầu
Nội dung cần xem thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.